Niềm Tin
Lâm Ngân Mai, Mai Khôi, Võ An
Đôn, Ngô Anh Tuấn, Nguyễn Trang Nhung, Nguyễn Chí Trung, Bùi Minh Quốc,… là
thành phần có trong danh sách những “ứng cử viên” tự do, mặc dù đã qua vòng hiệp
thương thứ hai, nhưng khi về nơi cư trú lấy phiếu cử tri, hầu như bị thất bại với
số phiếu rất thấp. Cụ thể: Hoàng Dũng (TP. HCM): 7 % ; Đỗ Nguyễn Mai Khôi
(Khánh Hòa): Có 68 phiếu bầu, 28 tín nhiệm, 32 không, 8 trắng, tỷ lệ ủng hộ 28
%; Lâm Ngân Mai (TP HCM): 3/82 phiếu ủng hộ trong đó có mẹ Ngân Mai và Ngân
Mai, và một người chưa biết họ tên; Võ An Đôn (Phú Yên): 29/86; Đỗ Anh Tuấn
(Vĩnh Phúc): 70/71 người không ủng hộ. (chỉ 01 phiếu); Nguyễn Trang Nhung (Sài
Gòn): Tín nhiệm làm Đại biểu QH: 1/63; Bùi Minh Quốc, Nguyễn Chí Trung bỏ hội
nghị không lý do….
Ảnh:
Hội nghị hiệp thương ở cơ sở. Nguồn Internet
Nhìn chung, các ứng cử viên có
thiên hướng “đấu tranh” cho “dân chủ” không được người dân nơi cư trú (làng
xóm) ủng hộ. Họ chưa tạo ra lòng tin cho người dân vì cơ bản họ chỉ nói mà
không làm, bô bô trên mạng xã hội, chứ đời thường vẫn là số o; chưa có cống hiến
cụ thể, chưa có sự sát dân trong quá trình sinh sống. Thua tại hội nghị, nhưng
khi ra diễn đàn trên mạng Internet, những “ứng cử viên” này lại cho rằng đấy là
màn “đấu tố” của cử tri với mình. Và 1 người, hai người rồi nhiều người sau khi
không được sự đồng tình đều có chung một phát biểu như thế. Thậm chi cô Nguyễn
Trang Nhung, một ca sĩ tham gia ứng cử còn diễn màn “nước mắt cá sấu” trước ông
kính “dân chủ”. Còn ứng cử viên Nguyễn Chí Trung lại đòi “tẩy chay hiệp thương”
một cách chủ quan, duy ý chí.
Thiệt là cao tay, nói theo ngôn ngữ giới trẻ là “lạy các thánh”….
“Đấu tố” mà ứng cử viên phát ngôn
ra ở đây được hiểu đơn giản là người dân trình bày những căn cứ để chứng minh ứng
cử viên đủ tư cách hoặc không đủ tư cách là đại biểu quốc hội. Việc làm này được
tiến hành trước khi bỏ phiếu nhằm giúp cử tri địa phương hiểu rõ thêm về quá
trình công tác, hoạt động của ứng cử viên. Cử chi sẽ có cái nhìn khách quan về
người mà mình bỏ phiếu đồng tình hay không. Quy trình này đã từng được thực hiện,
vẫn phát huy hiệu quả tích cực và được người dân đánh giá tốt. Do đó, việc dùng
từ “đấu tố” ở đây chỉ là cái cớ đồng thời nó thể hiện sự xa dân của những ứng cử
viên đại biểu quốc hội.
Vậy nên, chỉ bằng tuyên bố, chúng
tôi bị “đấu tố” mà đòi lấy lại thể diện, tranh thủ sự ủng hộ của cư dân mạng,
sao có thể dễ dàng như thế được chứ. Cư dân mạng đâu phải “giấy vệ sinh” để lau
sạch nước mắt cho các vị khi các vị không chứng minh được năng lực của mình. Mặt
khác, việc làm này của những “ứng cử viên” đã phần nào cho thấy sự háu thắng,
ngông cuồng, ảo tưởng sức mạnh cá nhân; họ chiến thắng thì được xem là “dân chủ”,
là “năng lực”, khi không được ủng hộ thì lại cho là “đấu tố”, đại khái là bị “bắt
ép”, mà người bắt ép chính là người dân, người quyết định những đại biểu cho
mình để đặt những tâm tư nguyện vọng.
Thật là hay, đi tiếp xúc để trở
thành người đại biểu của dân lại bị dân từ chối, “đấu tố”. Rõ ràng, đấy là minh
chứng cho việc người dân không thiết tha những vị đại biểu như thế, hà cớ chi
các “thánh” còn ngoan cố, dảo hoạt làm gì nữa. Thiết nghĩ, kết quả của hội nghị
cử tri tại cơ sở là một sự thật cần được phơi bày về năng lực của những con người
này, họ không thể chỉ dùng “Internet” để nói, để văn vẻ, mà cần đi sâu mà đời sống
người dân, ít ra cũng là nơi mình sinh sống. Muốn trở thành con người của dân
phải có mối quan hệ gần gũi với dân, không thể chỉ biết cho mình, chỉ biết “ứng
cử” tùy tiện, quốc hội đâu là phường chèo, phường hát, phường chém gió.