HIỂU MINH
Thuật ngữ “đấu tố” xuất phát từ
đâu? Đây chính là thuật ngữ ra đời thời 1953-1954 khi công cuộc cải cách ruống
đất của Đảng và Nhà nước ta đã và đang diễn ra, cụ thể: “Đấu tố là một chương
trình của Đảng Lao Động Việt Nam và nhà nước VNDCCH thực hiện nhằm phá bỏ trật
tự xã hội thời phong kiến và Pháp thuộc bằng cách đấu tố và tìm ra các địa chủ
"bóc lột", Việt gian phục vụ người Pháp, chống lại chính quyền”. Bấy
lâu nay, sự sai lầm một phần của công cuộc cải cách này được những nhà dân chủ
cuội mang ra như một trong những thứ lợi hại để diễu cợt và phá hoại niềm tin của
nhân dân vào Đảng và Nhà nước ta dù sai sót đã được Đảng ta thực hiện và xin lỗi
công khai trước người dân. Nhưng với những kẻ không chịu tân tiến như loài “dân
chủ cuội” thì thuật ngữ “đấu tố” lại xuất hiện như một sự mỉa mai nhưng ở một
phương diện khác, đó chính là “ứng cử Quốc hội”.
Thuật ngữ “đấu tố” ứng cử không phải
ngẫu nhiên mà nó được nảy sinh và bay ra trong kì ứng cử Quốc hội 2016 khi
chính những Võ An Đôn, Nguyễn Trang Nhung luôn mạnh miệng tuyên bố và gào thét
rằng tiến trình tham gia ứng cử của họ như những phen “đấu tố” đầy bạo lực và bất
nhân. Còn nhớ trong cả hai lần hiệp thương nơi cư trú và nơi làm việc của mình
Ls Lê Công Định cũng từng mạnh miệng tuyên bố rằng, đó không phải là một cuộc
khảo sát chất vấn mà chính là một cuộc “đấu tố” đối với anh ta với mục đích hãm
hại, cản trở và ngăn cản anh ta trên tiến trình ứng cử?! Và bây giờ luận điệu
đó, lại được chính những thế hệ theo sau lại tiếp tục diễn trò mà điển hình là
kẻ cùng ngành với Định mang tên Võ An Đôn.
Xin nói qua về trường hợp của Lê
Công Định, Định nói rằng mình bị đấu tố, sách nhiễu khi tự ứng cử vì bản thân Định
“bị cáo buộc” có những bài viết chống phá nhà nước. Nhưng xin thưa, chỉ cần gõ
phím thì một list bài viết sặc mùi chống đối của Định hiện ra và đó chính là điều
chống lại Định khi hoạt động kiểm duyệt nhân cách đạo đức người ứng cử và đại
biểu thường được thực hiện tại nơi cử tri tham gia ứng cử đã cho Định trượt
nhưng Định lại cho rằng Định bị đấu tố trong khi bản chất của hai từ “đấu tố” lại
chẳng hợp lí gì với hoàn cảnh và thời điểm này.
“Đấu tố”là hành động của nhân dân
tại một địa điểm cụ thể điều trần và làm rõ hành vi đã từng sách nhiễu, làm tay
sai và bóc lột nhân dân tại nơi mà kẻ “đấu tố” được đưa ra nhằm xác định và áp
dụng những biện pháp kế tiếp. Nhưng với trường hợp của Định thì lại khác hoàn
toàn, nói một cách dễ hiểu thì đó là cuộc “kiểm định chất lượng” nhân cách và đạo
đức của Định để xem Định có tư cách và nhân phẩm gì để nhân dân đặt niềm tin
vào Định hay không chứ chẳng có “đấu tố” gì ? Nhưng với những hành vi chống đối,
Định bị loại một cách không thương tiếc, bởi đơn giản chính Định là kẻ đi ngược
lại lợi ích với dân tộc mình bằng những hành vi chống đối đất nước đã được nhân
dân nhìn nhận quá rõ ràng.
Ảnh:
Tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với Ls Võ An Đôn tại nơi cư trú (Nguồn:
Internet)
Đáng ra, bài học “lí tưởng Lê Công
Định” chính là một bài học cho những kẻ chuyên vỗ ngực xưng oai về bản thân khi
tham gia ứng cử đừng để vấp phải nếu muốn thành công thì như một “cái duộc” luật
sư Võ An Đôn lại dùng thủ đoạn và cách ngụy biện này để vu cáo vấn đề ứng của bản
thân khi cũng cho rằng anh ta bị “đấu tố” tại nơi anh sống.
Sáng ngày 02/4/2016, Mặt trận tổ
quốc tỉnh Phú Yên tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với Võ An Đôn và tham dự có
đông đảo quần chúng và các vị luật sư cùng ngành với Đôn tham gia để kiểm duyệt
nhân cách cử tri của Đôn. Và như một tất yếu, khi bản chất chống đối của Đôn bị
vạch toạc ra trước mắt quần chúng thì sự thất bại trong tín nhiệm với quần
chúng là một điều tất yếu đối với Đôn. Nhưng dường như “lí tưởng” anh Định lại
như ngấm vào máu Đôn khi anh cũng như người đi trước anh mấy bước cho rằng anh
bị “đấu tố” và hãm hại. Muốn xem thành tích bất hảo của Đôn mời các bạn truy cập
http://giaidocchinhtri.com/uncategorized/ls-vo-an-don-sao-hanh-xu-de-tien-the/
để xem chi tiết.
Rõ ràng rằng, anh Đôn cũng chả
khác gì anh Định khi bản thân đều là những luật sư nhưng lại là luật sư không
hiểu luật và luật sư không hiểu luật. Các anh phải hiểu rằng, các anh muốn làm
cán bộ, muốn làm đại biểu thì các anh phải được sự tín nhiệm của nhân dân, do
nhân dân quyết định chứ đâu có thể thích là các anh ứng là được Đảng chọn và
quyết định lấy các anh. Trong đó, phiếu tín nhiệm tại nơi cư trú và nơi làm việc
là hai phiếu như những thứ kiểm định chất lượng nhân cách đạo đức và tài lực của
các anh vậy. Nếu các anh tài và đức thì các anh được, các anh mà vớ vẩn là bị
dân loại ngay chứ chả có đấu với tố gì ở đây.
Nhân cách và đạo đức chưa ra gì, lại
còn thêm cái tài chống phá vô địch như các anh thì bị loại là đúng thôi, các
anh trách và nói dối làm cái gì khi tất cả sự thật cứ sờ sờ ra đó. Rồi không biết
có kẻ “nhơn sĩ” hay vị “thất phu” nào sau này sẽ làm và nói như các anh nữa hay
không nhưng theo tôi đã là một người ứng cử thì nhất thiết phải được tín nhiệm
cơ sở đã, bởi ông cha ta có câu “gọn bề gia thất mới đặng bề nước non”, khi
“nhân dân cơ sở” không chấp nhận các anh thì tất yếu gì dân tộc và quốc gia chấp
nhận các anh.