NIỀM TIN
Sau vòng hiệp thương thứ 3, tức
là lấy ý kiến cử tri nơi cư trú, Thành phố Hà Nội hiện có 2/48 ứng cử viên tự
do được tiếp tục vào vòng trong. Hai ứng cử viên được thông qua là: ông Nguyễn
Hữu Ninh (Chủ tịch hội đồng quản lý Trung tâm nghiên cứu, giáo dục môi trường
và phát triển thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Hà Nội) và ông Nguyễn
Anh Trí (Giám đốc Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương). Có 29 ứng cử viên tự
do không đủ 50% số phiếu, 14 ứng cử viên tự do xin rút. Còn với 5 trường hợp tự
ứng cử còn lại thì qua biểu quyết chỉ chọn được 2 người ở trên.
Ảnh:
Cử tri xem thông tin các ứng cử viên đại biểu quốc hội. Nguồn: Internet
Như vậy, cơ bản, những nhà dân chủ
tham gia ứng cử đại biểu quốc hội đợt này đều rơi rớt và không đủ khả năng
tranh cử. Mặc dù vậy, nhưng có thể khẳng định, cuộc bầu cử đại biểu quốc hội đợt
này đã giành được một số thắng lợi về mặt dân chủ, khi nó đã kích thích được
quyền tự do của công dân. Tuy nhiên, đây cũng là một phép thử về năng lực tổ chức
cuộc bầu cử, khi các ứng viên được đưa ra xem xét kĩ lưỡng và quyết định tư
cách để đi tiếp vào vòng trong hay không. Một điều đặc biệt là hội đồng bầu cử
cũng đã đề cao quyền tự quyết của cử tri, để quyền này song hành với các quyền
tự ứng cử và quyền cơ bản khác. Do đó, không ngạc nhiên khi những ứng cử viên của
làng “dân chủ cuội” như Nguyễn Quang A, Thúy Hạnh, Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn
Xuân Diện,… tỏ ra rất gạo cội trên con đường chống phá Nhà nước nhưng nhận những
thất bại như đã dự báo từ trước.
Trong đó có tới 29/48 ứng cử viên
không qua được hiệp thương nơi cư trú, khi không đủ 50% số phiếu bầu. Rõ ràng
nơi cư trú, với những cử tri chung sống với các ứng cử viên bao năm chính là một
phép thử hoàn hảo về mức độ tin nhiệm của các cử tri, đặc biệt hơn nữa là đây
cũng là một thách thức dân chủ đối với các ứng cử viên. Nếu những ứng cử viên
có năng lực, không vi phạm pháp luật, không gây rối trật tự, đương nhiên, những
cử tri sẽ tin tưởng hộ và trao cho họ quyền được đại diện cho mình truyền đạt
tâm tư, nguyện vọng trước quốc hội. Nhưng điều đó đã không được thực hiện, mặc
dù “chiến dịch” quảng bá hình ảnh của mình trên trang mạng xã hội, đặc biệt là
mạng Facebook là rất mạnh mẽ, tưởng chừng như cả thế giới đang ủng hộ cho các ứng
cử viên. Nhưng ngờ đâu, đấy là thế giới ảo và có một sự tự sướng không hề nhẹ của
các ứng cử viên cũng như những người có hoạt động chống đối chính quyền bấy lâu
nay. Để rồi, khi ra trước người dân, các ứng cử viên trong làng dân chủ choáng
ngợp và nhận thất bại chóng vánh.
Hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi cư
trú sẽ là bài học cho những ai ham muốn làm chính trị hoặc ham muốn cống hiến
tài năng của mình cho đất nước, đó là quyền quyết định luôn ở người dân. Muốn đại
diện cho người dân thì trước hết phải là người hòa nhã, thân thiện với người
dân, lắng nghe những tâm tư nguyện vọng của người dân và điều quan trọng nữa là
có năng lực, có khát khao cống hiến mãnh liệt.
Thất bại đối với những ứng cử
viên trong làng “dân chủ cuội” sẽ là đòn thức tỉnh đối với những kẻ có âm mưu
dùng chính trị làm kinh tế, đánh bóng tên tuổi và phá hoại nhà nước Việt Nam. Đồng
thời, thất bại của họ tại thời điểm này chính là cái may mắn của người dân, bởi
người dân đã sớm nhìn thấy bản chất của những con người này. Bởi bấy lâu nay,
thông tin về họ còn rất ít và chưa tới tai của cử tri một cách tường tận.