Thời gian gần đây, trước những sự
kiện chính trị quan trọng, những vấn đề phức tạp trên biển Đông, vụ cá chết
hàng loạt ở ven biển các tỉnh miền Trung đã có hàng loạt các vụ biểu tình, tụ tập
đông người nổ ra mà đứng sau là các tổ chức phản động xúi dục, kích động. Khi
có tụ tập đông người, các lực lượng giữ gìn an ninh trật tự đã tích cực tuyên
truyền, vận động quần chúng nhân dân tự giác chấp hành, ủng hộ và cũng kiên quyết
xử lý những kẻ cố tình gây rối, kích động. Tuy nhiên, các tổ chức phản động,
trong đó có “Việt tân” và số “dân oan”, “rận chủ” trong nước đã vu cáo rằng “lực
lượng chức năng đàn áp người biểu tình”….
Ảnh:
Thanh niên xung phong vận động giải tán biểu tình
Xin thưa quý vị, các lực lượng chức
năng Việt Nam không hề đàn áp người biểu tình mà đang thực thi nhiệm vụ đó là
kiên quyết xử lý những kẻ cố tình gây rối, kích động, vì đó là hành vi vi phạm
quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự công cộng.
Cụ thể, để giữ gìn trật tự công cộng,
góp phần bảo đảm quyền tự do dân chủ của công dân theo quy định của pháp luật,
ngày 18-3-2005 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 38/2005/NĐ-CP quy định một số
biện pháp bảo đảm trật tự công cộng. Trong đó, Điều 7 của Nghị định có quy định
về tập trung đông người ở nơi công cộng. Cụ thể, việc tập trung đông người ở
nơi công cộng phải đăng ký trước với UBND có thẩm quyền nơi diễn ra các hoạt động
đó và phải thực hiện đúng nội dung đã đăng ký.
Tuy nhiên, quy định này không áp dụng đối với các hoạt động do các cơ
quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội
tổ chức.
Theo đó, các hành vi bị nghiêm cấm
được quy định tại Điều 5 của Nghị định số 38. Đặc biệt chú ý các hành vi nghiêm
cấm sau:
- Lợi dụng các quyền tự do dân chủ
của công dân để thực hiện hoặc lôi kéo, kích động, mua chuộc, cưỡng ép người
khác tập trung đông người nhằm gây rối trật tự công cộng hoặc để thực hiện các
hành vi vi phạm pháp luật khác.
- Tập trung đông người trái với
quy định của pháp luật ở lòng đường, vỉa hè, trước trụ sở cơ quan, tổ chức, tại
khu vực đang diễn ra các hội nghị quốc tế, kỳ họp Quốc hội, Hội đồng nhân dân
hoặc các hoạt động chính trị quan trọng khác của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội hoặc nơi công cộng khác.
- Gây cản trở hoạt động bình thường
của cơ quan, tổ chức, của cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội hoặc cản trở, chống người thi hành
công vụ.
- Các hành vi khác gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến trật tự công cộng, cuộc sống bình thường của nhân dân hoặc
trái với thuần phong mỹ tục, nếp sống văn minh nơi công cộng.
Theo quy định, mọi hành vi vi phạm
quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự công cộng đều phải được phát hiện kịp
thời và xử lý nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật nhằm ổn định tình
hình, bảo đảm trật tự công cộng:
Thứ nhất, thuyết phục, yêu cầu mọi
người chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự công
cộng và chấm dứt ngay hành vi vi phạm;
Thứ hai, chỉ áp dụng các biện
pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật sau khi đã áp dụng các biện pháp hướng
dẫn, giáo dục, thuyết phục, nhưng người vi phạm vẫn không chấp hành, cố tình vi
phạm, chống đối, gây rối trật tự công cộng hoặc có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm
trọng khác;
Chính vì thế, mọi người dân cần nắm
vững những quy định trên không để bị các đối tượng chính trị như “dân oan”,
“dân chủ rởm” lôi kéo, kích động tụ tập, gây rối an ninh trật tự. Mặt khác,
chúng ta cần nhận thức rõ việc các lực lượng chức năng thực hiện nhiệm vụ giải
tán việc tụ tập đông người, áp dụng các biệp pháp khi cần thiết là đúng với quy
định của pháp luật Việt Nam; không có chuyện “các lực lượng chức năng đàn áp
ngươi biểu tình” như các đốitượng đã vu cáo.
Niềm Tin