Từ trước tới nay với tính cách lầm
lầm, lừ lừ như “tàu điện ngầm” nên nếu không để ý, quan sát và cọ xát thì sẽ
không thể nào hiểu được bản chất lắm mưu mẹo, nhiều kế của Mai Phan Lợi. Khoác
tấm áo choàng “nhà báo”, Mai Phan Lợi lợi dụng danh xưng đó để thu những mối lợi
nhuận kếch sù, làm giàu cho cá nhân mà không trừ bất cứ một thủ đoạn nào, sẵn
sàng dẫm đạp lợi ích của cá nhân khác. Từ sau vụ lộ diện là đại diện 1 trong 6
tổ chức Xã hội dân sự (XHDS) trong cuộc gặp gỡ với Tổng thống Barack Obama ngày
24/5 vừa qua, Mai Phan Lợi chính thức bị dư luận gọi là “nhà báo lưu manh” với
thái độ khinh bỉ, coi thường.
Nếu là một nhà báo khác, ngay cả
khi lên làm “sếp” thì vẫn phải viết bài hoặc làm thêm ngoài như đi giảng bài ở
các trường ĐH, làm khách mời các chương trình thực tế, trao đổi với sinh viên
báo chí các trường ĐH, CĐ…Thế nhưng, đối với Mai Phan Lợi, khi các mưu mô hạ bệ
đồng nghiệp thành công, hắn ta nhanh chóng leo lên chức Phó Tổng Thư ký, Trưởng
văn phòng đại diện miền Bắc báo Pháp luật TP.Hồ Chí Minh (địa chỉ tại phố Vạn
Phúc, quận Ba Đình, TP.Hà Nội). Không cần nhọc nhằn đi dạy thêm ở các cơ sở đào
tạo báo chí như các đồng nghiệp khác (thực chất thì bản thân Mai Phan Lợi chưa
đủ năng lực và kinh nghiệm thực tế để các giảng viên trường ĐH, CĐ mời đến dạy
sv của họ), ngoài khoản lương hàng tháng tại báo Pháp luật TP.Hồ Chí Minh, Mai
Phan Lợi vẫn có cuộc sống xa hoa, hưởng thụ cao sang.
Trời phú cho sự nhạy cảm, tính tức
thời nên khi mạng xã hội facebook bùng nổ, nhà nhà người người thi nhau dùng
facebook thì Mai Phan Lợi nhanh chóng liên kết với một nhóm người cùng một giuộc,
lập nên Group (nhóm) Diễn đàn nhà báo trẻ. Dù trước đấy có đặt ra quy định là
những thành viên tham gia Diễn đàn phải là những người yêu thích, đam mê nghề
báo, những phóng viên, nhà báo đang làm việc cho các cơ quan báo chí, những
sinh viên các trường báo chí…Nhưng sau đó, Diễn đàn đã ồ ạt add các thành viên
không thuộc những tiêu chí trên vào và “nhiệt tình” block những nick có quan điểm
cấp tiến, trái chiều với quan điểm của Mai Phan Lợi và đám bậu sậu của hắn ta.
Ảnh
và chú thích ảnh: Chân dung "nhà báo lưu manh" Mai Phan Lợi (Nguồn:
Internet)
Hoàng Dũng, Đoan Trang, Nguyễn
Xuân Diện, Trịnh Anh Tuấn, Nguyễn Anh Tuấn…không thuộc vào thành phần hoạt động
trong lĩnh vực báo chí nhưng thông qua Mai Phan Lợi, bọn này đã “chui” vào Diễn
đàn nhà báo trẻ một cách dễ dàng. Không vào tranh luận các chủ đề mà các phóng
viên khác đưa ra, những đối tượng trên (được sự giúp đỡ âm thầm của Adm Mai
Phan Lợi) đã dẫn các đường link từ các trang lề trái như RFA, VOA Tiếng Việt,
Ba Sàm…với những thông tin xuyên tạc, bịa đặt về các sự kiện, vấn đề xảy ra
trong nước.
Hắn ta lợi dụng công sức đóng góp
tiếng nói, bình luận của các nhà báo trong Diễn đàn nhà báo trẻ để tạo nên tiếng
vang cho Diễn đàn thông qua một số chương trình truyền thông do chính hắn dựng
nên. Để hợp thức hoá, Mai Phan Lợi lập Trung tâm truyền thông giáo dục cộng đồng
(Gọi tắt là Mec, trang web là: http://mec.org.vn/). Mai Phan Lợi làm Chủ tịch Hội
đồng khoa học! Lợi dụng Diễn đàn nhà báo trẻ và thông qua Mec, Mai Phan Lợi tự
tổ chức các chương trình, trong đó các khách mời (được hắn ta nhân danh báo
Pháp luật TP.Hồ Chí Minh để mời nên miễn phí) với các chủ đề đang “hot” trong
dư luận, những ai muốn tham gia thì phải bỏ phí. Phí ở đây, không đơn thuần là
tiền bạc trực tiếp, mà ranh mãnh hơn, Mai Phan Lợi gián tiếp rút tiền của những
người tham gia chương trình mà hắn ta tổ chức. Đó là những vị khách tham gia
chương trình thì phải gọi đồ uống.
Mà văn phòng Mec cũng chính là tổ
hợp bán các đồ uống như nước ngọt, cà phê, trái cây…Và sau khi chương trình kết
thúc, Mec còn có phần ăn uống nếu ai có nhu cầu nữa (dĩ nhiên là phải trả tiền).
Thu lợi nhuận từ những mánh khoé trên, Mai Phan Lợi tỏ ra khôn khéo khi núp
bóng dưới tên gọi là trụ sở của “Khuyên Club”. Tên gọi này là phần thưởng hàng
tháng dành cho những tác phẩm báo chí nào hay (toàn diện) nhất (thông qua bầu cử,
vote bằng việc nhấn click vào tác phẩm mà mình chọn. Và Khuyên Club chỉ là
chương trình khuyến khích các phóng viên các báo là thứ yếu, còn chủ yếu, nó là
hình thức trá hình, che đậy đi bản chất hoạt động của văn phòng mang tên nó với
những hành vi gian xảo được nêu ở trên. Chú ý rằng, tiền thưởng các tác phẩm
báo chí được nhận giải Vành Khuyên hàng tháng được trích ra từ tiền quỹ - số tiền
mà các phóng viên, nhà báo đóng góp, ủng hộ, chứ không phải là tiền riêng cá
nhân Mai Phan Lợi hay từ Mec.
Khi được đại diện 1 trong 6 đại
diện của 6 tổ chức XHDS, Mai Phan Lợi đã lên facebook khoe mẽ rằng: Bản thân hắn
ta được phía Mỹ mời đến cuộc gặp gỡ với TT Obama trên cương vị “đại diện cho khối
truyền thông”! Sự thật có như vậy hay không? Xin khẳng định rằng, điều này là
giả dối, không bao giờ xảy ra. Trong làng báo, không thiếu các gương mặt các
nhà báo có đủ đức, đủ tài có thể đại diện cho “khối truyền thông, báo chí” chứ
không phải chờ đến lượt Mai Phan Lợi. Nên chăng, chiếc ghế mà Mai Phan Lợi ngồi
trong cuộc gặp với TT Obama là đại diện cho tổ chức XHDS – thứ tổ chức mà tại
VN chưa được công nhận vì mục đích, ý nghĩa hoạt động của nó đang mập mờ, không
rõ ràng, minh bạch, gồm những đối tượng chống phá, thù hằn Nhà nước. Những
gương mặt đại diện còn lại trong cuộc gặp với TT Obama đa số là những thành phần
chống đối chính quyền, bất mãn chế độ và thường có những hoạt động cố tình phá
vỡ sự an yên của đất nước. Và Mai Phan Lợi cũng không ngoại lệ, một nhà báo đã
bị biến chất, trở thành “nhà báo lưu manh” với những mưu mô gian xảo, thâm sâu
nên hắn ta mới kiếm được chân tại cuộc gặp với TT Obama ngày 24/5 vừa qua như vậy.
Và Mec bên ngoài được khoác danh
xưng “Trung tâm truyền thông giáo dục cộng đồng” nhưng bản chất bên trong nó đã
biến chất, trở thành bàn đạp của cá nhân Mai Phan Lợi và đám bậu sậu bám víu,
thực hiện các hoạt động thu lợi nhuận kếch sù. Nay, có thể giải thích được điều
rằng, tại sao cộng đồng mạng chia sẻ như vũ bão về cụm từ “nhà báo lưu manh”
Mai Phan Lợi như vậy.
TRÙNG DƯƠNG