Hiệu ứng Brexit đã và đang làn tràn ảnh hưởng sâu rộng khắp các nước Chấu Âu với sự bắt
nguồn đầu tiên từ nước Anh.Đó cũng chính là nguồn gốc định hướng được dự báo
cho một trào lưu “tự trị” mới sẽ được bùng phát tại Châu Âu khi nền dân chủ tại
“thiên đường” này đang đẻ ra quá nhiều vấn đề mà người dân tại đây không thể
“thở” nổi. Và Mĩ cũng không nằm ngoài sự tác động của hiệu ứng này khi dân hai
bang lớn nhất nước Mĩ (California và Texas) đã và đang chuẩn bị cho một kế hoạch
“vượt ngục” khỏi sự quản lí của Hợp chủng quốc Hoa Kì.
Vậy Brexit
là gì? Brexit là một thuật ngữ tiếng Anh ghép từ 2 chữ Britain (nghĩa là Liên
Hiệp Vương Quốc Anh) và exit (nghĩa là thoát khỏi). Tương tự như Grexit là việc
ủng hộ Hy Lạp ra khỏi EU trước đây. Ý nghĩa cụm từ Brexit chính là việc ủng hộ
cho nước Anh rời khỏi khối Liên Minh Châu Âu (EU). Việc người dân Anh bỏ phiếu
với phần đông mong muốn rút khỏi EU chính là biểu hiện những tồn tại trong EU
đã khiến dân Anh “ngộp thở” trong khối kinh tế mạnh nhất hành tinh này. Rõ ràng
rằng, đó chỉ là vấn đề được nhìn nhận trên khía cạnh kinh tế khi nước Anh thoát
khỏi Eu vì lợi ích kinh kinh tế của họ nhưng hiện tượng này đã vô tình khơi mào
cho một trào lưu chính trị đang được ươm mầm và nảy nở rộng tại Châu Âu, trào
lưu “li khai” và “tự trị”.
Theo hãng
tin AP, cuộc trưng cầu dân ý hôm 24/6 ở Anh đã gây ảnh hưởng đến người dân nhiều
quốc gia. Ở một số nước như Phần Lan hay Slovakia, người dân cũng muốn bỏ phiếu
rời Liên minh châu Âu EU. Trong khi đó, ngay tại Mỹ, người California và Texas
cũng lên ý tưởng tương tự.
Bấy lâu
nay, dưới chiêu bài dân chủ, nhân quyền và quyền tự quyết dân tộc, Mĩ đã khiến
cho nhiều quốc gia “đẻ” ra nhiều vùng lãnh thổ, thậm chí là một quốc gia để rồi
sự bấn loạn cũng như mâu thuẫn được khơi dậy và nuôi dưỡng từ đó. “Chủ nghĩa
dân tộc” chính là liều thuốc mà Mĩ và phương Tây đã lợi dụng để tác động và li
khai tư tưởng người dân nước khác để rồi họ có tư tưởng độc lập và muốn thoát
khỏi sựa quản lí của chính quốc. Ngọn lửa “chủ nghĩa dân tộc” mà Mĩ và phương
Tây dùng để đi đốt nhà người khác thì nay cuối cùng cũng tự cháy ngay trên nhà
mình khi nền dân chủ và tư tưởng của người dân Mĩ và phương Tây đã vượt tầm hơn
với những gì chính phủ sở tại nghĩ đến.
Ảnh và chú
thích: Brexit sẽ đánh thức chủ nghĩa dân tộc ở Mĩ và toàn Châu Âu (Nguồn:
Internet)
Theo báo
cáo của hãng tin AP viết: “Người dân
Texas hài lòng với kết quả của Brexit và yêu cầu cuộc bỏ phiếu Texit lên Thống
đốc bang Texas”. Những người ủng hộ ly khai đưa ra lý do rằng Texas cũng cần
được độc lập và vì nó có sự phong phú về tài nguyên thiên nhiên nên hoàn toàn
có thể tồn tại dù không thuộc Hoa Kỳ. Còn với bang California thì nhà lành đạo
của “Chiến dịch California độc lập” Louis
Marinelli đã tuyên bố rằng ông sẽ cố gắng thúc đẩy để có một cuộc bỏ phiếu
tương tự Brexit, từ đó giúp California độc lập.
Dưới bàn
tay nhào nặn và kiến thiết tự do của mình Mĩ đã khiến bao nhiêu quốc gia khốn đốn
với vấn đề tự quyết dân tộc để rồi mâu thuẫn được nảy sinh đến hiện tại chưa thể
giải quyết. Nhưng chính Mĩ cũng không ngờ rằng sử dụng con bài “dân tộc chủ nghĩa” cũng giống như chơi
dao. Khi nó bị đẩy lên quá cao đến mức không kiểm soát nổi, thì các chính trị
gia cũng trở thành con tin của chủ nghĩa Sô-vanh. Và bây giờ mong muốn cũng như
đòi hỏi của người dân hai bang nước Mĩ là một ví dụ điển hình cho vấn đề này. Và
đó cũng chính là điều được dự báo sớm khi đích thân Tổng thống Nga Vladimir
Putin cũng đã lên tiếng cảnh báo rằng một dân tộc không thể sống mãi bằng những
ánh hào quang quá khứ. Nắm tay mãi thì cũng sẽ mỏi, và chơi dao mãi thì ắt có
ngày đứt tay.
Chúng ta
không thể phủ nhận sự ưu việt của nền kinh tế Mĩ và phương Tây nhưng với những
chính sách chính trị cũng như ngoại giao mà Mĩ và hương Tây đem ra bên ngoài để
áp dụng và thử nghiệm thì đều là những chính sách mang tính phi nghĩa là phần
nhiều. Đã đến lúc Mĩ và phương Tây nên nếm thử “mùi vị dân chủ” mà mình đã gieo rắc cho bao quốc gia trên thế giới,
đã đến lúc Mĩ cần được nếm mùi vị của sự chia rẽ mà không thể thống nhất, là điều
mà bán đảo Triều Tiên đang gánh chịu như hiện nay. Một Châu lục được mệnh danh
là “thiên đường dân chủ” cùng nhà “kiến
tạo dân chủ” kiểu Mĩ sẽ như thế nào nếu dân chúng ở đây được nâng tầm “dân chủ”
và tự quyết dân tộc theo đúng tư tưởng các chính trị gia Mĩ và phương Tây ở bên
ngoài? Đó sẽ là cái quả gặt lấy được khi Mĩ và Châu Âu đã gieo cái nhân ra bên
ngoài để rồi luồng gió dân tộc sẽ đưa đẩy và nuôi dưỡng dân chủ tự quyết tại Mĩ
và Châu Âu lên một tầm mới với dự đoán sẽ có nhiều tiểu quốc gia mới được “đẻ”
ra.
Hiểu Minh