Lộ trình của người Trung Quốc
trong việc tranh chấp biển Đông mà thế giới nhìn thấy được là cách biến “mọi việc
đã rồi” để ép buộc cộng đồng quốc tế công nhận tính pháp lí trong việc làm chủ
các đảo, quần đảo, bãi đá ngầm. Cách làm của của Trung Quốc cũng thể hiện cái
tôi của nước lớn, éo buộc nước nhỏ tới cùng và quyết tâm biến các nước có tranh
chấp thành những kẻ hề, nói mà không hành động được.
Trung Quốc biến các tranh chấp
trên biển Đông thành các tranh chấp “song phương”, cùng nhau giải quyết, có thể
chia đôi quyền lợi trên phương diện cùng khai thác hoặc để tranh chấp ở nữa vời,
không mang ra đàm phán nhưng vẫn tiến hành các hoạt động phi pháp như hành động
hạ đặt giàn khoan trái phép ở vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam hay việc xây
các đảo nhân tạo trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ảnh: Biển Đông sẽ tiếp tục càng nóng với những hành động của Trung Quốc.
Nguồn Internet
Trung Quốc dùng tư cách nước lớn để
giải quyết các tranh chấp trong những bàn đám phán song phương đó. Và điều quan
trọng là cách Trung Quốc khôn ngoan chia rẻ các khối đoàn kết của các nước có
tranh chấp với họ, biến họ đã là nước nhỏ lại càng trở nên đơn độc.
Một bộ luật quốc tế về biển, hay
quy tắc ứng xử trên biển Đông và mới đây nhất là phán quyết PCA cũng không hề
làm cản trở những hành động phi pháp và chính nó đang trở thành ngòi nổ cho những
hoạt động bành trướng trên biển Đông. Khách quan mà nói thì những hành động của
họ ở các đảo tranh chấp không mang lại lợi ích ở thời điểm hiện tại, nhưng chắc
chắn ở tương lại, đây sẽ là bàn đạp cho Trung Quốc trở thành bá chủ thế giới.
Các chuyên gia chính trị thế giới
từng vẽ ra con đường trở thành cường quốc số 1 của Trung Quốc duy nhất là tiến
về biển Đông, biến biển Đông thành sân sau, thành lá chắn cho Trung Quốc nội địa,
đồng thời biến Biển Đông thành nơi phô trương sức mạnh quân sự của Trung Quốc với
thế giới. Và quả thực, Trung Quốc đang đi những bước nhằm hướng tới mục tiêu
đó. Nó cũng đang làm cho tình hình an ninh trong khu vực, hòa bình trên biển
Đông đặt trong tình trạng báo động.
Mới đây nhất, đích thân bộ trưởng
quốc phòng Trung Quốc, ông Thường Vạn Toàn đã kêu gọi chuẩn bị cho “chiến tranh
nhân dân” trên biển Đông. Chiến tranh nhân dân trên biển là lần đầu Trung Quốc
kêu gọi, nhưng trước đây, Trung Quốc đã thực hiện những lộ trình rất bài bản,
trong đó có vấn đề tuyên truyền. Cơ quan tuyên truyền của Trung Quốc đã tận dụng
những điều kiện về người và tiền để đưa vào đầu người dân họ những suy nghĩ nhất
quán rằng các đảo trên biển Đông là của họ. Và Trung Quốc cũng tận dụng ngay một
phố lớn ở Mĩ, để thực hiện việc tuyên truyền, khẳng định chủ quyền của mình. Đó
là việc họ đã chiếu một đoạn video liên tục về biển Đông trên biển quảng cáo bằng
điện tử khổng lồ (rộng 240 mét vuông) tại Quảng trường Times Square ở New York
(Mỹ), nhằm ngụy biện yêu sách chủ quyền "Đường lưỡi bò" phi pháp của mình.
Ngoài ra, Trung Quốc sau PCA cũng
dọa bỏ tù những người vi phạm chủ quyền, diễn tập quân sự, bắn hàng chục tên lửa
trên biển.
Trung Quốc đã thực sự trỗi dậy, và
họ quá khôn ngoan để thể hiện tính chất nước lớn của mình. Thế giới sẽ không
làm được gì, nếu để một phán quyết có tính pháp lí như PCA rơi vào bế tắc.
Niềm Tin