Nguyễn Xuân Diện cái tên không còn xa lạ trong giới zân chủ,
điều đáng quan tâm ở đây là ông ta đang diễn trò gì và liệu có đáng xem không? Như
mèo thấy mỡ, hổ đói thấy con mồi, ông ta đã nhanh như cắt chớp lấy câu nói của Trần
Nhương rồi bồi vào những ngôn từ có cánh. Vậy thực hư vở hài kịch này như thế
nào?
Ảnh:
Chân dung Trần Nhương (Nguồn: Internet)
Chuyện là cái ông già
Trần Nhương muốn hủy bỏ giải thưởng về văn học nghệ thuật của Nhà nước. Không
hiểu ông ta nghe ma xui quỷ khiến hay tự lú lẫn về già mà dám bạo cuồng phát
ngôn như vậy, được thì chẳng thấy nhưng mất thì rõ rành rành!
Đầu tiên, Trần Nhương
cho rằng “kiểu giải thưởng và phong tặng Danh hiệu nghệ sỹ của ta là học mót
anh CCCP (tức Liên Xô trước), nó cũ mèm. Nước họ thì đủ năng lực, còn ta thì
không”. Ô hay, ông này lập luận buồn cười thật, chính ông ta cũng cho rằng đây
là cái tốt, mà dĩ nhiên cái tốt thì phải học, kể cả là học mót. Cái tốt mà dẫu
không hay chưa làm được thì phải tìm cách khắc phục mà làm cho bằng được chứ.
Chả nhẽ biết cái tốt, cái học mót mà chưa làm được thì ta bỏ à. Cứ thế thì đất
nước bao giờ mới tiến bộ, mới phát triển được đây.
Lại nữa, ông ta cho rằng
“sinh ra giải thưởng, bỏ phiếu thì có chuyện “chạy” giải, xin phiếu. Nhà nước không
nên có mảnh đất để sinh thêm tiêu cực”. Cái lí lẽ này mới lố bịch làm sao. Muốn
cái gì tốt thì ta phải làm nó chặt chẽ, có quy trình đàng hoàng, hay nói chung
là phải có cơ chế. Mà nếu đã có cơ chế thì chắc chắn sẽ có cách luồn lách, xin
xỏ, nói chung là có tiêu cực. Cái quan trọng là nghĩ cách xóa bỏ cái tiêu cực
thì ông ta không nghĩ, chỉ nghĩ đến cái xóa. Chẳng nhẽ đất nước này bao nhiêu
cái có cơ chế thì phải xóa bỏ bấy nhiêu cái hay sao.
Cuối cùng ông ta chốt lại
“Chi phí cho giải thưởng khá tốn kém trong khi nợ công tăng nhanh, dân đã nghèo
lại cõng thêm đóng góp”. Là nhà văn, Trần Nhương lại buông ra những câu nói vô
trách nhiệm và ngu xuẩn đến không tưởng. Phát triển kinh tế dĩ nhiên phải đồng
hành cùng với phát triển văn hóa. Đó là điều không phải bàn cãi. Chẳng nhẽ ông
ta muốn sau này đất nước ta trở thành một lão trọc phú ngu học, cư xử mất dạy
hay sao. Mà hơn nữa, văn hóa chính là động lực cho phát triển kinh tế, Nhật Bản,
Hàn Quốc là minh chứng cho điều này, ta chưa làm được điều này thì càng phải cố
mà làm, vì nó là cái tốt. Hơn nữa nếu so ra với chu kì 5 năm một lần, số tiền của
giải thưởng này còn không bằng cả một dự án kinh tế. Tiền bỏ ra ít, tác dụng
thì lớn, tại sao chúng ta phải bỏ đi.
Xem ra, những lí lẽ mà
Trần Nhương đưa ra để hủy bỏ giải thưởng có vẻ không hợp lí. Thế nhưng, điều gì
lại làm cho Nguyễn Xuân Diện hết lời tung hô như vậy ?
Về quen biết, Diện và
Nhương chỉ quen biết sơ sơ, thỉnh thoảng gặp mặt chào hỏi, nói chung là không mặn
mà gì. Thế nhưng bỗng chốc Diện và Nhương trở nên hợp cạ bởi vì một cái đích
chung : Loại bỏ Hội Nhà văn Việt Nam và ủng hộ cho việc thành lập Văn đoàn độc
lập. Chính vì vậy mà Diện bốc Nhương lên tận mây xanh với hàng loạt câu chào mời
kiểu như “Khi nhà văn Trần Nhương đã
phải lên tiếng, thì sự việc này đã
quá nghiêm trọng rồi!”. Chứ thực ra ai trong Hội Nhà văn đều biết Nhương
là một nhà văn thuộc tầm “thường thường bậc trung” mà thôi.
Bộ mặt đểu giả của những
kẻ như Diện và Nhương, cùng tất cả những kẻ có ý đồ làm lụn tàn, mất uy tín, hạ
bệ Hội Nhà văn còn thể hiện ở chỗ có những kẻ là thành viên của Văn đoàn độc lập,
một tổ chức đối lập với Hội Nhà văn, thế nhưng vẫn trơ trẽn ăn lương của Hội
Nhà văn Việt Nam. Có hiện tượng “chân trong chân ngoài” như vậy bởi lẽ Diện và
Nhương cùng tất cả những kẻ đó, cuối cùng, sau những lời lẽ, khẩu hiệu đấu
tranh này nọ vẫn không bước qua cái sức hút của đồng tiền, dù là đồng tiền ở
nơi chúng không tiếc lời mạt sát, chê bai, khinh bỉ.
Vậy nên, dù cố tung hứng,
cố tạo ra dư luận đồng tình, thì bản chất đểu giả, trơ trẽn của những kẻ như
Nhương và Diện đã bị bóc mẽ. Và dĩ nhiên, sẽ chẳng có ai tin vào những lời lẽ cảm
tính, thiếu xác đáng như Nhương và Diện.
Niềm
Tin