Nhân quyền cho Việt Nam, một trong những vấn đề được giới “dân chủ” trong nước và các tổ chức không
mấy thiện chí với Việt Nam như: Human rights watch (HRW)… sử dụng như một công
cụ để xuyên tạc, đả kích chế độ, phủ nhận mọi sự nỗ lực của Đảng và Nhà nước ta
trong việc đảm bảo quyền con người, quyền cơ bản của công dân.
Những cáo buộc về nhân quyền đối với Việt Nam
liệu có thể hiện một cách đầy đủ về bức tranh nhân quyền tại Việt Nam khi mà
cái gọi là đấu tranh cho nhân quyền chỉ xoay quanh những vấn đề như đòi thả tự
do cho “tù nhân lương tâm”, hay tố cáo chính quyền đàn áp người bất đồng chính
kiến, cáo buộc Việt Nam không có tự do báo chí, không có tự do tôn giáo.
Vậy đây là đấu tranh
cho nhân quyền Việt Nam đúng như cái tên mỹ miều của nó hay là chỉ là cái vỏ bọc
để cổ xúy cho những kẻ chống phá cách mạng, phá hoại đất nước?
Trò
hề của HRW (Ảnh: Nguồn Internet)
Trở lại vấn đề, có hay không cái gọi là “tù
nhân lương tâm” khi những người đó đều bị xử theo đúng pháp luật hình sự Việt
Nam có bằng chứng, chứng cứ buộc tội đầy đủ theo quy định của pháp luật. Có hay
không cái gọi là đàn áp người bất đồng chính kiến khi những người, nhóm người
trong tay máy ảnh, điện thoại đầy đủ nhưng không có lấy một bức ảnh, một video
chứng minh mình bị đàn áp bởi chính quyền, trong khi lại có vô số ảnh, clip sau
khi “sự việc” kết thúc, mà sự thật là lấy đâu ra ảnh, video mà chứng minh khi tất
cả chỉ là bịa ra. Vậy tất cả những cáo buộc không đúng sự thật trên nhằm mục
đích gì? Nhân quyền cho Việt Nam chỉ gói gọn trong một nhóm người vậy sao? Và
có lẽ cũng không ít người thắc mắc những tổ chức trên lấy thông tin ở đâu khi
không một ngày ở Việt Nam và các tổ chức này chưa một lần dám cáo buộc về nhân
quyền Mỹ, vốn là một nước nhiều người biết đến với phân biệt chủng tộc, với việc
sử dụng súng tràn lan.
Khi nhắc đến “dân chủ,
nhân quyền” cho Việt Nam thì đúng là thiếu sót khi không nhắc đến những cái tên
như Lã Việt Dũng, Trương Minh Tam, Phạm Đoan Trang, nói đến họ thì những nhân vật
tầm cỡ như Chí Phèo hay Thị Mầu cũng phải bái sư. Hay HRW và RSF với những trò
hề như “công bố bảng xếp hạng tự do báo chí”, “đòi chính phủ Việt Nam thả tự do
cho linh mục Nguyễn Văn Lý” và gần đây là những vu cáo trắng trợn của HRW về
tình hình nhân quyền Việt Nam trong tờ trình của tổ chức này trước việc “ Công
khai chương trình và kết quả đối thoại song phương giữa Việt Nam và Australia về nhân quyền”.
Vậy sự thật những người đã và đang mang cái
danh đấu tranh cho dân chủ nhân quyền này đã làm được gì cho Việt Nam. Câu trả
lời là không bởi lẽ:
Cái mà họ làm không phải
là đấu tranh cho dân chủ nhân quyền mà là can thiệp vào công việc nội bộ của Việt
Nam khi các tổ chức quốc tế đòi thả tự do vô điều kiện cho tù nhân bị xét xử
theo luật pháp Việt Nam
Đây cũng không phải dân
chủ nhân quyền cho Việt Nam mà chỉ là những đòi hỏi lợi ích cho một nhóm nhỏ có
tư tưởng chống đối, cực đoan đối với tình hình trong nước.
Và cuối cùng, việc mà
những con người này làm chỉ là cáo buộc, vu khống, những điều tốt đẹp chỉ là những
lời nói suông khi không có một hành động cụ thể nào góp phần phát huy quyền
công dân ở Việt Nam.
Vậy nhân quyền cho ai, ai cần?
Trái ngược hoàn toàn với những cáo buộc trên có thể
thấy tình hình đảm bảo và phát huy quyền con người, quyền cơ bản của công dân ở
Việt Nam đang ngày càng theo chiều hướng tích cực. Nhà nước Việt Nam luôn xác định
việc tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy các quyền và tự do cơ bản của con người là
nguyên tắc cơ bản của mọi chiến lược phát triển đất nước, đồng thời là sự hiện
thực hóa các cam kết đối với các khuôn khổ pháp lý và thể chế quốc tế mà Việt
Nam là thành viên. Cùng với đó là sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với Việt
Nam trong việc bảo đảm ngày càng tốt hơn về quyền của người dân trên tất cả các
lĩnh vực như những bằng chứng đanh thép, đạp tan mọi luận điệu xuyên tạc, cáo
buộc ác ý về nhân quyền của các cá nhân, tổ chức thiếu thiện chí đối với Việt
Nam.
Niềm Tin