Mới đây, thành phố Hà Nội đã cho tiến hành trồng hàng trăm cây xanh dưới gầm công trình đường sắt trên cao Cát Đông - Hà Linh tại phố Yên Lãng, Hoàng Cầu. Dư luận trong nước không ít
người ngạc nhiên, sững sờ trước quyết định này của Lãnh đạo thành phố, thậm chí
một số người có những lời lẽ không hay, cho đây là việc lãng phí, “bày trò”.
Trong đó, đáng chú ý có
tên Đinh Ngọc Thu (người điều hành trang
Ba Sàm và cái facebook JB Nguyễn Hữu Vinh từ sau khi Vinh Già bị bắt), hắn lộng
ngôn trên phây búc:
“Khi
cộng sản Hà Nội muốn khai thác gỗ tại Thủ đô thì lý do rất chính đáng là sợ vướng
đường trên cao. Sau đó muốn tiêu tiền thì Hà Nội lại trồng cây ngay dưới gầm đường
trên cao”.
Ảnh cây dưới đường sắt trên cao. Nguồn Internet
Vậy
câu hỏi đặt ra ở đây, liệu việc trồng cây xanh ở dưới gầm đường sắt có hợp lý
và có những tiêu cực “khai thác gỗ”, “tiêu tiền” như Thu Thối rêu rao.
Trước
hết, cần biết, loại cây mà thành phố Hà Nội triển khai trồng dưới công trình đường
sắt trên cao là loại cây bàng có thân bé, tán lá rộng, rất phù hợp với đô thị
Hà Nội. Cây tán lá rộng sẽ giúp phủ xanh cho thành phố, khiến không khí trong lòng
thủ đô được trong lành, thoáng mát. Không những vậy, với đặc tính thân nhỏ, khi
có mưa to gió lớn sẽ giảm thiểu thiệt hại đáng kể cho người đi đường. Bên cạnh
đó, Lãnh đạo thành phố cũng cam kết sẽ thường xuyên cắt tỉa để đảm bảo mỹ qua
cho thành phố, an toàn cho người dân. Trên thế giới, rất nhiều nước tiên tiến
như Nhật Bản, Hàn Quốc cũng triển khai việc trồng các loại cây bàng thân nhỏ,
nhưng cho tán rộng. Với những cái lợi rõ ràng, chẳng lẽ chúng ta lại lãng phí
phần đất vàng ấy?
Quay
trở lại với status cho cắn áo rách của tên Thu Thối, chắc hắn lại nổi cơn điên,
với một trình độ hạ đẳng, sự suy diễn ngu si, hắn luôn tìm cách nói xấu chính
quyền. Việc chính quyền trước đây tiến hành chặt hàng loạt cây cổ thụ cao to
nhưng già yếu là hoàn toàn đúng đắn, nhằm đảm bảo an toàn cho người tham gia
giao thông. Thực tế, trong các mùa mưa bão, không ít trường hợp đau lòng xảy ra
khi cây cổ thụ bị gãy, gây tai nạn cho người đi đường. Vì vậy, việc thay thế
hàng loạt cây cổ thụ lớn bằng giống cây bàng thân nhỏ, nhưng cho tán lá rộng hiện
nay là rất phù hợp.
Đương
nhiên, muốn trồng cây thì phải mất kinh phí, điều đó là không phải bàn, nào là tiền
giống cây, tiền công nhân trồng, chăm sóc… Nhưng số tiền đó sẽ lấy từ đâu, xin
thưa chắc các bác còn nhớ về số gỗ thu được từ việc đốn hạ các cây cổ thụ trước
đây, có lẽ tên Thu Thối đánh hơi được “mùi tiền” nên hắn tức tối. Số gỗ ấy đã
được bán đấu giá theo đúng quy định của Nhà nước, nguồn tiền thu được là để phục
vụ cho việc trồng cây, chăm sóc số cây mới,
nếu còn thừa sẽ sung vào công quỹ của Nhà nước.
Nhưng tên
Đinh Ngọc Thu lại xỏ lá ba que, suy diễn vấn đề theo cái tư tưởng không giống
người của Y. Hắn không có đủ cái tâm và cái tầm để nhìn nhận ra vấn đề, đối với
hắn có lẽ chỉ quan tâm đến những lợi ích, tiền tài hư vô. Nhưng hắn đã quên
béng mất cái gốc của mọi vấn đề, chính là lợi ích của nhân dân! Trồng cây cho
dân có bóng mát, chặt cây vì sự an toàn của người dân, làm sao hợp lý, hợp tình
là được.
Tuy
nhiên, Lãnh đạo thành phố Hà Nội và ở các nơi khác cũng nên rút kinh nghiệm:
hãy nói trước khi làm. Muốn thực thi một dự án, trước hết cần thông tin tuyên
truyền cho người dân được biết và hiểu. Chỉ cần dân đồng tình, dân ủng hộ thì
việc gì cũng xong!
Niềm Tin