Những
ngày qua, những thông tin về tình hình lũ lụt ở các tỉnh miền Trung luôn được
các kênh đài cập nhật phát trong các chương trình của Truyền hình, Đài Tiếng
nói, báo điện tử...và đặc biệt là lan truyền một cách chóng mặt trên các trang
mạng, mạng xã hội như facebook. Hình ảnh dòng nước trắng xóa, những cơ sở vật
chất bị nhấn chìm trong cơn lũ, những gia đình cheo leo trên nóc nhà, xung
quanh toàn màn nước trắng đục, hờ hững trôi lờ đờ như muốn nuốt chửng bất kể
thứ gì không cẩn thận rơi xuống nó...
Ngay
sau đó, cũng là sự đồng hành của những cá nhân, tổ chức thực hiện các hoạt động
kêu gọi, thiện nguyện khắp mọi miền đất nước được bắt đầu, khẩn trương và đầy
trách nhiệm, nghĩa tình ruột thịt dân tộc. Song ở đâu đó, không biết vì lý do
sốt sắng quá mức hay do mục đích bị biến tướng của những tấm lòng thiện nguyện có
thể sẽ khiến cho người miền Trung chạnh lòng.
Người
dân miền Trung đã bao đời nay không còn xa lạ gì với cảnh sống chung với lũ lụt
trong mùa mưa bão. Xuất phát từ địa hình là dải đất hẹp, lại dốc, lắm đồi núi, ít sông ngòi, bởi thế,
không chỉ mưa bão mà chỉ cần những trận mưa xối xả thì lượng nước ở vùng thượng
nguồn sẽ chảy xuôi về phía hạ nguồn, gây ngập, thậm chí nhấn chìm làng mạc,
đường sá, mùa màng...của người dân nơi đây trong phút chốc. Với địa hình như
vậy cùng khí hậu khắc nghiệt (nắng lắm mưa nhiều), người dân miền Trung nổi
tiếng với sự chịu đựng và ứng phó nhanh nhạy chủ động và tự lập, tự cường để
đón bão, lũ hàng năm.
Hầu
như nhà nào (dù khó khăn đến mấy) cũng đều tích trữ lương thực, thực phẩm (tùy
mức độ từng nhà) mỗi khi trước mùa mưa bão đến. Hầu như nhà nào cũng thiết kế
kiến trúc của nhà mình thêm cái chạn, gác xếp để thuận tiện gác những đồ đạc
quan trọng khi thời tiết chuyển biến xấu và dự báo lũ sẽ về. Ngoài ra, mỗi nhà
hoặc một vài nhà chung nhau mua một cái thuyền hoặc thúng nhỏ luôn chủ động dây
rợ để di chuyển, chủ động xem gia súc, vật nuôi đã an toàn chưa trong lũ khi
mùa mưa bão về. Vì vậy, nên khi lũ về dù lớn đến mấy thì đại đa số người dân
nơi đây vẫn không hề hoảng loạn, bị động mà luôn chủ động và tương trợ lẫn nhau
cùng vượt qua.
Nay,
khi truyền thông được đầu tư và internet phát triển mạnh mẽ, những hình ảnh bão
lũ của các vùng, đặc biệt là vùng miền Trung hay mưa bão, lũ lụt luôn được cập
nhật rất nhanh nhạy, thời sự và lan truyền nhanh chóng trên các trang mạng. Kéo
theo đó là những lời bình luận xót thương, kêu gọi quyên góp, ủng hộ miền Trung
ruột thịt vượt qua bão lũ.
Ảnh 1: Hình ảnh bão lũ này từ năm 2010 nhưng
trang Giaophanvinh.net lại sử dụng và thông tin rằng năm 2013!? (Nguồn: Chụp
màn hình)
Ảnh 2: Hình ảnh lũ lụt này có từ năm 2011 nhưng
trang VOA Tiếng Việt lại loan truyền thông tin rằng, hình ảnh lũ lụt của năm
2016? (Nguồn: Chụp màn hình)
Ảnh 3: Hình ảnh này có từ năm 2013 nhưng một số
trang tin lá cải vẫn sử dụng với chú thích là hình ảnh lũ lụt miền Trung năm
2016? (Nguồn: Internet)
Nhưng,
bên cạnh sự phát triển
đó
thì với việc báo
chí điện tử, của mạng xã hội với nhu cầu câu view để thu hút quảng cáo, câu
like để thể hiện bản thân, để tăng lượng rating, thu hút quảng cáo...đã kéo theo nhiều điều chướng
tai gai mắt, thậm chí là đáng lên án. Có những facer (là phóng viên các tờ báo,
những “dân chủ” tự xưng”...) đã lợi dụng việc dư luận, cộng đồng mạng đang
hướng về miền Trung lũ lụt tung leen mạng những hình ảnh và lời cảm thương quá
mức về lũ lụt miền Trung, biến những con người miền Trung can trường và đầy tự
trọng ấy thành những kẻ đáng thương đang chực chờ bố thí. Táng tận hơn, họ sử
dụng cả những hình ảnh tang thương từ những cơn lũ khác, từ những địa phương
khác để gắn cho miền Trung chỉ để khơi lên sự cảm thương của xã hội.
Hài
hước hơn, những hình ảnh có từ những năm trước hay những hình ảnh không hề liên
quan đến bão lũ miền Trung mà có từ thiên tai đất nước khác cũng bị bọn chúng
sử dụng cho mục đích thấp hèn, rẻ mạt của mình. Không chỉ dừng lại, trang
truyền thông Công giáo (trang Giáo phận.Vinh) còn lợi dụng lũ lụt miền Trung để
thêu dệt, thổi phồng thảm hoại, kiếm cớ vu cáo, đổ lỗi thiên tai do Nhà nước,
kích động giáo dân chống chính quyền...
Người miền Trung trong lũ lụt
đang khó khăn và vất vả thật đấy, họ cần sự sẻ chia, giúp đỡ của cộng đồng để vượt qua khó khăn và họ
trân trọng, biết ơn
những tấm lòng chân thành đến với họ. Song, nếu lợi dụng những hình ảnh,
gương mặt khổ đau trước thiên tai khắc nghiệt...của họ để sử dụng cho mục đích
chống phá, kích động chống chính quyền, thổi phồng những tin tức bất lợi... và biến họ thành những kẻ đáng
thương, ăn mày chỉ để thỏa mãn những chiêu trò bẩn thỉu, mưu hèn kế bẩn của đám
“dân chủ” tự xưng”, trang truyền thông Công giáo, những phóng viên lá cải...thì
những kẻ này xứng đáng nhận những bãi nước bọt phỉ nhổ, khinh bỉ của nhân dân
cả nước mà thôi.
TRÙNG DƯƠNG