Mỗi quốc gia có mỗi hoàn cảnh
lịch sử không giống nhau nhưng lại luôn định sẵn một lối đi và phát triển. Lịch
sử quá khứ và tình hình hiện tại ở các quốc gia cho chúng ta rất nhiều bài học
về chính trị, có những quốc gia đa nguyên ổn định, có quốc gia bất ổn bởi đa
nguyên. Nhưng tựu chung lại thì phân chia rất dễ tranh giành và thống nhất luôn
là hòa bình!
Hậu thế chiến thứ hai là
giai đoạn lịch sử thế giới nhìn nhận sự phân chia của nhiều quốc gia và vùng
lãnh thổ cả về hai phương diện lãnh thổ lẫn thể chế chính trị. Đó là quá trình
chia đôi bán đảo Triều Tiên, là sự phân chia hai quốc gia ở nước Đức, sự tách
biệt và chia rẽ hai miền Nam Bắc với hai thể chế chính trị khác biệt ở Việt
Nam. Tất cả đều có cái riêng về nguyên nhân nhưng cái chung là thiếu đi “thống
nhất” để lấy hòa bình.
Một thực tế không thể nào chối
cãi được rằng, khi các quốc gia này đang trong tình trạng chia cắt thì hai miền
của quốc gia đó chưa bao giờ hòa bình hay yên ổn. Nền chính trị luôn đặt trong
tình trạng xung đột và bất ổn, thậm chí là sự tương tàn anh em một nhà trên
lãnh thổ chung. Nhu cầu quốc gia cần đến là sự thống nhất và chỉ một trong số
đó đã thành công và một số vẫn đang tiến tới điều đó. Lịch sử đã chỉ ra, có thống
nhất có hòa bình và đoàn kết đi lên và minh chứng là nước Đức và đất nước Việt
Nam thống nhất hiện tại khi hai đất nước đang sống trong yên bình. Còn Triều
Tiên họ thiếu điều đó và hiện tại hai miền vẫn chia cắt, tình thân của nhân dân
vẫn bị cản trở và luôn đặt trong tình trạng báo động chiến tranh.
Vậy thế mà khối kẻ vẫn mạnh
miệng vỗ ngực xưng rằng họ muốn quay trở lại thời đất nước Việt chia miền, phân
mảnh. Họ lấy hết bao nhiêu luận điệu tốt đẹp về kinh tế, sự hậu thuẫn viện trợ
nhưng họ không biết rằng tư tưởng thối nát của họ lại bị nhân dân dẫm nát, lịch
sử trù dập đi. Thống nhất là một tất yếu, chỉ có thống nhất mới quy tụ được sức
mạnh và làm mọi điều.
Ảnh: Viễn cảnh Bán đảo Triều Tiên và giá trị của thống nhất là bất diệt!
(Nguồn: Internet)
Thế giới hiện tại là đa cực
nhưng với chính trị Việt hiện rất nhất thiết cần đến “đơn nguyên” đơn đảng lãnh
đạo để thống nhất mọi điều. Sự phân chia đảng phái chính trị sẽ là con đường
nguy hiểm nhất dẫn đến sự đấu đá và tranh chấp quyền lực cai quản. Chúng ta sẽ
chứng minh nhận định này:
Nhiều kẻ cho rằng, thực tiễn
chính trị của các nước châu Âu (Anh, Pháp, Ý, Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy…) hay
Mỹ đều thể chế chính trị đa đảng nhưng họ vẫn yên ổn và sao chúng ta không học
tập điều đó?Đó là nhận thức chưa đúng và có thể nói là sai lầm! Hãy nhìn vào thực
tế của những quốc gia đa đảng này ta thấy đặc điểm xã hội của họ không phải là
các nước đa “dân tộc - văn hoá - tôn giáo”. Do đó, các mâu thuẫn xã hội ít phức
tạp nảy sinh và hệ thống chính trị đa nguyên ở các nước đó đã xuất hiện cách
đây hàng trăm năm và trải qua những thời kỳ sóng gió để đạt được trình độ như
ngày nay. Với Mỹ, mặc dù là một nước đa dân tộc, đa văn hoá nhưng trong đó người
da trắng gốc Âu vẫn chiếm đa số, Thiên Chúa giáo vẫn là tôn giáo chính và nước
Mỹ cũng đã trải qua hàng trăm năm để phát triển và hoàn thiện hệ thống chính trị
lưỡng đảng của mình.
Chỉ có những quốc gia như: Phil,
Indo, Myanmar, Thái Lan (ở Đông Nam Á), Pakistan, Bangladesh, Sri Lanca (ở Nam
Á), Peru, Bolivia (Nam Mỹ) đây chính là những quốc gia xét về mặt xã hội, lịch
sử, địa lý đều có những đặc điểm tương tự với Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế lưỡng
đảng tại các quốc gia này có ổn định và hòa bình như “đơn đảng” lãnh đạo tại Việt
Nam? Câu trả lời cho điều này là không, cụ thể: Indonesia, Myanmar xuất hiện những nhà độc tài
quân sự và nhiều đảng chỉ làm màu khi dân chúng biết nếm cái khổ, nền kinh tế
không vượt bậc Việt Nam, nhiều mặt còn không thể bằng; Thái Lan luôn diễn ra khủng
bố, bạo loạn bởi áp lực và hành động từ nhiều đảng phái; các nước như Pakistan,
Bangladesh, Sri Lanca là những nước chậm phát triển nhất và thường xuyên bất ổn
về mặt chính trị vì biểu tình, bạo lực, khủng bố, thậm chí nội chiến (ở Sri
Lanca). Như vậy, chọn đa đảng chính là chọn con đường diệt vong cho đất nước Việt
Nam hiện tại.
Cái sai lầm và ngu dốt nhất của những kẻ hoang
tưởng về chính trị khi đòi áp đặt vào Việt Nam cái tư tưởng đa nguyên và phân
miền khi sự nhìn nhận của chúng còn thiếu thực tế và trình độ hiểu biết rất hạn
chế. Chính những thứ tư duy không đến nơi và quá non nớt về lịch sử đang khiến
chúng sai đường, thậm chí trong đó có những kẻ từng trung thành với lí tưởng
đơn nguyên. “Sức mạnh Việt Nam” chỉ được hình thành khi nó nguyên vẹn về lãnh
thổ và thống nhất trong một bàn tay lãnh đạo.
Phân chia chính là căn nguyên của sự tranh
giành quyền lực giữa các đảng phái dẫn đến sự hỗn loạn về mặt chính trị-xã hội dễ
dàng tạo cơ hội cho sự xuất hiện các nhà độc tài hay các chính quyền quân sự.
Do đó, độc tài chỉ đẻ ra từ đa nguyên còn đơn nguyên thì chưa có một kết quả lịch
sử nào chứng minh được điều này trừ loài Cccđ thối mồm tại Việt Nam và lũ diều
hâu bành trướng tư bản.
Hiểu Minh