Lẽ ra, việc tổ chức nhằm
tôn vinh nhạc sĩ, nhà viết kịch Trương Minh Phương nên diễn ra từ lâu rồi bởi những
đóng góp của ông cho nền văn học nghệ thuật Việt Nam là không hề nhỏ.
Thế nhưng, ngày
24/12/2016, Trung tâm Bảo tồn và phát huy VHDT, Tạp chí Văn hiến, NXB Văn học tổ
chức hội thảo về nhạc sỹ, nhà viết kịch Trương Minh Phương, người mà cả cuộc đời
sáng tác của mình gắn bó với vùng đất lửa Quảng Bình và Bình Trị Thiên khói lửa
thì đám thối mồm, những kẻ chưa bao giờ có đóng góp gì, dù là nhỏ nhất cho một
hoặc nhiều lĩnh vực cho sự phát triển của đất nước, lũ “dân chủ” tự xưng lại
tru tréo lên rằng, cố nhạc sĩ, nhà viết kịch Trương Minh Phương không xứng đáng
được tôn vinh. Có những kẻ độc địa còn gán ghép vào thuyết âm mưu là đây là
chiêu trò của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn “con vinh danh Cha mình” hòng hạ bệ uy
tín, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của Bộ trưởng Bộ 4T.
Ảnh:
Chân dung cố nhạc sĩ, nhà viết kịch Trương Minh Phương (Nguồn: Internet)
Tại sao người viết bài
này có thể khẳng định rằng, ông Trương Minh Phương xứng đáng được tôn vinh? Bởi,
có thể nói ông là nghệ sỹ của đời thường, ông âm thầm đi và âm thầm viết. Ông
ko nề hà đi đến tận thôn, bản, ko nề hà sáng tác cho các đội văn nghệ xung
kích, các đội tuyên truyền lưu động ở cơ sở. Ở ông, không cần đánh bóng, sự
khoa trương mà ở ông sáng tác không bao giờ nghĩ để nổi tiếng mà là chỉ vì sự
thôi thúc của con tim, lòng đam mê, yêu nghề và sự mong đợi của khán giả yêu mến
ông.
Khi thông tin ông được
vinh danh, rất nhiều bài viết của những thế hệ sau và cả thế hệ cùng lứa với
ông đã ôn lại kỉ niệm cũ, trong đó có nguyên Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền
thông Đỗ Quý Doãn. Theo ông Đỗ Quý Doãn thì “Ngày o Ty VHTT Bình Trị Thiên,anh
em tôi cũng như nhạc sỹ Minh Phương được Trưởng ty, nhạc sỹ Trần Hoàn giao
trách nhiệm phải đi giúp các xã miền núi vùng mới giải phóng ở huyện A lưới, Hướng
hoá... xây dựng các đội thông tin, văn nghệ lưu động. Nhạc sỹ Minh Phương lại
vui vẻ lên đường đến với bà con Vân Kiều, Pako ,mang đến cho họ ánh sáng văn
hoá mới...”.
Sáng tác không mệt mỏi,
gần 130 ca khúc, hàng chục vở kịch, tiểu phẩm... của ông để lại thực sự đã phản
ảnh chân thật cuộc đời ông, nhân cách ông, sự nghiệp sáng tác của ông, người
nghệ sỹ gắn bó với cơ sở , viết cho cơ sở...là những bằng chứng cho sự nghiệp cống
hiến nền văn học nghệ thuật Việt Nam chứ không cần phải tô vẽ thêm nhiều. Đó
cũng chính là những minh chứng cho việc đám thối mồm như Nguyễn Thông, Hoàng
Dũng, Bùi Thanh Hiếu…đang ngoa mồm cố dựng lên thông tin xuyên tạc, bịa đặt và
thổi phồng hòng đánh lạc hướng dư luận về sự kiện vinh danh ông Trương Minh
Phương.
Bọn chúng đánh vào sự
kiện này vì cố nhạc sĩ, nhà viết kịch Trương Minh Phương là bố đẻ của ông
Trương Minh Tuấn (Bộ trưởng Bộ 4T). Chúng đánh để nhằm hạ uy tín, bôi nhọ danh
dự, xúc phạm nhân phẩm của ông Trương Minh Tuấn thông qua những thông tin thổi
phồng, thêu dệt về những đóng góp, tài năng của ông Trương Minh Phương mà chính
chúng dựng lên. Song, thời buổi internet phát triển, thông tin nhanh chóng, đa
chiều và dễ kiểm chứng nên âm mưu, mục đích của bọn chúng không đạt được.
Trái với những giọng hằn
học, ghen tị của Nguyễn Thông – từng là lãnh đạo một cơ quan báo chí nhưng sau
đó bị kỷ luật, đã bị đuổi việc và đám “dân chủ” tự xưng lao nhao khác, nhà văn
Nguyễn Quang Lập có góc nhìn rất khách quan về sự kiện này. “Nói cho nhanh, việc
ông Minh Phương được trao giải Đào Tấn là đúng. Ở Bình Trị Thiên có ba nhạc sĩ
xứng đáng trao giải Đào Tấn, đó là Trần Hữu Pháp, Quách Mộng Lân và Minh
Phương. Ông Minh Phương được xếp đầu bảng cũng đúng nốt, vì cả 3 người tài cán
như nhau nhưng khối lượng tác phẩm của ông Minh Phương gấp mười lần ông Quách Mộng
Lân, gấp ba mươi lần ông Trần Hữu Pháp”.
Không chỉ viết một bài
mà nhà văn Nguyễn Quang Lập còn biên mấy bài liền để nói về cố nhạc sĩ, nhà viết
kịch Trương Minh Phương xứng đáng được tôn vinh, nhận giải thưởng Đào Tấn như
thế nào. Nguyễn Quang Lập viết: “Tui tiếc
các nhà thơ Thanh Hải, nhà văn Mai Văn Tấn đã chết hết rồi, nếu không họ sẽ kể
về công lao của ông Minh Phương trong việc phục hồi âm nhạc dân gian ở Bình Trị
Thiên như thế nào (…) Nghĩ mãi rồi cũng viết vì tui quí ông Minh Phương, bạn
vong niên với tui từ những năm 1980s…”.
Ngoài ra, có facer
“hot” Phạm Xuân Cần (hiện đang là Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh
Nghệ An), người có lượt lớn like, share, theo dõi trên mạng xã hội cũng khẳng định
rằng: “Tôi nghĩ cụ được nhà nước ta tôn vinh cũng còn xứng đáng hơn ối vị.
Nghiêm túc mà nói, có thể tài năng của cụ không xuất chúng, đóng góp của cụ cho
âm nhạc và văn học không lớn, nhưng phải ghi nhận đóng góp của cụ cho văn hóa,
nhất là hoạt động văn hóa ở cơ sở. Một tác giả sáng tác hàng trăm bài hát và vở
kịch, hoạt cảnh để "nuôi sống" hoạt động văn nghệ quần chúng ở BTT
trong hàng chục năm thì tác giả đó cũng cần được ghi nhận và tôn vinh”.
TRÙNG
DƯƠNG