Vừa qua, các tổ chức “xã hội dân
sự” - Những tổ chức không hề có tư cách pháp nhân tại Việt Nam đã có một cuộc gặp với Đoàn dân biểu nghị viện
Châu Âu để bàn về tình hình nhân quyền Việt Nam.
Vốn dĩ có cuộc gặp này là do Việt
Nam và EU đang đàm phán hiệp định Thương mai tự do EU - Việt Nam và đương nhiên
đối tác của chúng ta, là EU là một hệ thống các nước có tiềm lực kinh tế lớn của
thế giới, họ sẽ cố gắng khai thác những thông tin bên trong nội bộ của chúng ta
để tạo ra những RÀO CẢN hay nói cách
khác là những RÀNG BUỘC với Việt Nam khi chúng ta muôn giao lưu kinh tế
với họ.
Ảnh:
Các tổ chức “Dân sự” trong nước gặp gỡ những dân biểu của EU – Một hành động
ngăn cản việc hợp tác sâu rộng của Việt Nam với EU và thể hiện bản chất phá hoại
của giới rận nói chung.
Điều đáng buồn là những tổ chức
dân sự được gặp gỡ ở đây là những người đã và đang có những hoạt động chống phá
lợi ích của nhà nước Việt Nam, đơn cử như Đoan Trang, người có vị trí trong tổ
chức Lao động Việt, chuyên nhận viện trợ bên ngoài, nhằm lôi kéo công nhân
trong nước chống lại chính quyền. Nhân vật Đào Phước Tuyến, một rận chủ bờ hồ,
chuyên đi biểu tình, diễu hành, gây rối trật tự công cộng. Còn có nhân vật gạo
cội Nguyễn Tường Thụy, một người từng có quan hệ không rõ ràng với con gái nuôi
Nguyễn Phương Uyên và cũng là một người chuyên đăng các bài viết đả phá chính
quyền trên các trang mạng xã hội.
Trong bản tuyên bố của những con
người này, chúng ta nhận thấy sự không ngoan của chúng. Cụ thể có 4 yêu cầu như
sau: (1)Hiệp định Thương mại
Tự do EU-Việt Nam phải có những điều khoản về nhân quyền, được xác định rõ ràng
và có tính ràng buộc; (2)Ủy ban châu Âu phải tiến hành báo cáo đánh
giá tác động nhân quyền, song song với Hiệp định; (3)Sau khi Hiệp định
được phê chuẩn, Ủy ban châu Âu phải xem xét các biện pháp thích hợp để đảm bảo
rằng Chính phủ Việt Nam tuân thủ các cam kết và nghĩa vụ nhân quyền của mình; (4)Phải
có cơ chế kiểm định, đánh giá về nhân quyền; cơ chế này phải khuyến khích và tạo
điều kiện cho khối xã hội dân sự độc lập tham gia.
Đọc qua những nội dung yêu cầu
cũng thấy rõ được những người này đang cố níu kéo cái nghề mà chúng đang làm,
đó là cái nghề đưa tin về tình trong nước, báo cáo với các tổ chức bên ngoài và
nhận các khoản viện trợ thông qua các danh nghĩa như các giải thưởng nhân quyền,
hỗ trợ nhân quyền,… (Cái này Nguyễn Quang A là người rõ nhất). Mặt khác, việc
những tổ chức “dân sự” trái phép ở trong nước gặp gỡ và đưa những thông tin
xuyên tạc, gây ảnh hưởng tới sự hợp tác của Việt Nam với EU còn ảnh hưởng tới rất
nhiều người dân Việt, đó có thể là việc đầu tư sẽ được EU cân nhắc lại, việc
làm của người dân sẽ bị hạn chế, và đời sống đương nhiên không thể đi lên. Rồi
giới rận lại bấu vào đó đổi lỗi cho chính quyền không làm tròn nhiệm vụ và cái
vòng luẩn quẩn lại bắt đầu. Khi đó giới rận chính là kẻ hưởng lợi nhiều nhất.
Niềm Tin