Có
lẽ rằng, chuyến thăm Việt Nam trong 06 ngày của Nhật hoàng Akihito cùng Hoàng hậu đã không đọng lại nhiều trong người dân Việt khi họ đã có những cử chỉ đáng để
bàn và suy ngẫm. Và dư luận vừa qua đã thể hiện sự xúc động cũng như tự hào về
Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Nhật hoàng cùng Hoàng hậu Nhật Bản đến viếng và cúi đầu
chào kính trọng. Hành động cúi chào của Nhật hoàng cùng Hoàng hậu tưởng chừng
như một cách chào theo văn hóa Nhật nhưng không phải như thế khi nó mang khá
nhiều hàm ý chính trị.
Cúi
chào là một nghi thức không thể thiếu trong giao tiếp hằng ngày, tưởng chừng
như nó rất đơn giản nhưng ở Nhật Bản, sẽ có các cách chào khác nhau cho phù hợp
thể hiện mỗi hàm ý riêng. Khi cúi chào theo kiểu bình thường, người Nhật luôn
giữ cho lưng thật thẳng, luôn trong tư thế ngẩng cao đầu, nửa thân trên nhẹ
nhàng hướng về phía trước (khoảng 10°) nhưng nửa thân dưới vẫn phải theo một đường
thẳng, không được cong về phía sau. Tuy nhiên, với kiểu chào mang hàm ý trang
trọng nhất, thay cho lời xin lỗi, thể hiện thành ý của người Nhật Bản thì lại
có nét khác biệt. Cụ thể là lưng vẫn thật thẳng, không được cong về phía sau
nhưng đầu thì cúi thấp, nửa thân trên hơi gập xuống (hơn 45°) và kéo dài trong
thời gian 2 đến 3 giây.
Xét
theo đó, kiểu cúi chào của Nhật hoàng và Hoàng hậu dùng khi viếng lăng Chủ tịch
Hồ Chí Minh là kiểu chào của sự trang trọng, thay cho lời xin lỗi và thể hiện sự
chân thành của đất nước Nhật Bản. Họ kính trọng Hồ Chủ tịch, một vĩ nhân tài ba
đã lãnh đạo và đưa một dân tộc nhỏ bé thoát khỏi bùn lầy, đả bại những đế quốc
sừng sỏ để giành lấy độc lập cho riêng mình. Họ gửi xin lỗi chân thành của nước
Nhật đến với Hồ chủ tịch, người dân Việt Nam vì những lỗi lầm trong lịch sử mà
người Nhật mang lại cho nhân dân Việt Nam. Họ thể hiện sự kính trọng với quốc
gia Việt Nam hiện tại khi hai quốc gia đang là đối tác, bạn bè với nhau trên
các mặt của đời sống kinh tế - xã hội giữa hai chính thể quốc gia.
Ảnh: Hình ảnh cúi chào trước lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
của Nhật hoàng và hoàng hậu Nhật Bản trong chuyến thăm ngoại giao Việt Nam từ
ngày 28/2 đến ngày 5/3/2017 vừa qua. (Nguồn: Internet)
Một
điều đáng chú ý nữa là nước Nhật là đất nước có lòng tự tôn dân tộc rất lớn và
ít khi chịu hạ thấp mình dưới các quốc gia khác ở Châu Á, trong đó là các nước
Đông Nam Á. Bởi vì, trong lịch sử thì tất cả các quốc gia ở châu Á đều “dưới tầm
mắt” nước Nhật, đặc biệt là các nước Đông Nam Á. Do đó, để tìm thấy một bức
hình về Nhật Hoàng cúi mình trước lãnh đạo hay cựu lãnh đạo quốc gia châu Á là
điều hiếm hoi. Do đó, lần cúi chào này của Nhật hoàng và hoàng hậu Nhật Bản là
một thông điệp chân thành và giàu ý nghĩa mà đất nước Nhật Bản đối với Việt Nam
và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Và
thời gian gần đây, dư luận Mỹ lại bùng lên dữ dội khi thấy những hình ảnh củaTổng
thống Obama “cúi rạp” trước Nhật hoàng trong chuyến công du Nhật mới
đây. Họ cho rằng nhà lãnh đạo Mỹ phải đứng thẳng khi đại diện cho
nước Mỹ ở nước ngoài (văn hóa giao tiếp phương tây là đứng thẳng người và
bắt tay). Nhưng hành động cúi chào thấp người của Nhật hoàng và hoàng hậu đã
chúng ta thấy sự trân trọng, cảm phục Chủ tịch Hồ Chí Minh và đó cũng là sự thể
hiện tình cảm chân thành không câu nệ các vấn đề của nước Nhật đối với Việt
Nam.
Chính
vì thế, nhiều khi những cử chỉ trong ngoại giao cũng mang những thông điệp lớn
được truyền tải theo. Một hình ảnh Việt Nam hiên ngang sang thăm anh bạn láng
giềng TQ bị loài bò Cc điên cuồng xỉ vả và xuyên tạc đủ mọi từ như “luồn lụy”,
“quy phục”. Nhưng những hình ảnh của Nhật hoàng và hoàng hậu thể hiện tại VN vừa
qua thì chúng chẳng dám động miệng và bàn tán bất cứ một điều gì. Chính trị là
thế, cứ để quốc gia thể hiện mình trước lãnh đạo quốc gia khác để thấy được cái
tầm của đất nước mình hiện tại trong mắt người dân. Còn những lời lẽ của những
kẻ ngu, nhưng kẻ thích thể hiện thì hãy để chúng thể hiện, vì chúng đâu có một
tí kiến thức gì về ngoại giáo hay tầm quốc gia!
Hiểu Minh