Trong stt tương đối dài sau khi kết thúc đối
thoại tại Đồng Tâm, Mỹ Đức (Hà Nội), Thành Phạm (chủ blog Bà Đầm Xòe) đã kết luận
như sau: "Nhân dân Đồng Tâm rồi cũng thất vọng mà thôi".
Lãnh đạo TP Hà Nội đối thoại với người dân Đồng
Tâm (Nguồn: FB).
Để lí giải cho kết luận của mình, nhà văn gốc
Thanh Hóa và kiêm luôn vai trò nhà dân chủ rừng rú này đã nói ra khong ít điều.
Nhưng ấn tượng hơn cả lão nhà văn này đề cập đến sự vắng mặt của tập đoàn
Viettel trong vai trò chủ thể liên quan. Lão nhà văn viết về điều này như
sau:
"Với tôi, tôi đã thấy cuộc đối thoại này đã
thất bại ngay ở điểm xuất phát. Đó là trong đoàn đến đối thoại không có đại
diện của Tập đoàn viễn thông Viettel, thủ phạm chính gây nên vụ phản kháng của
dân Đồng Tâm.
Thủ phạm chính không muốn đến để lắng nghe, để
đối thọai, có nghĩa rằng, “việc tôi (Viettel) tôi cứ làm, đéo cần phải nghe ai,
đéo cần phải bàn với ai, đéo cần phải biết nguyện vọng của ai, và cuối cùng tôi
cũng đéo cần biết pháp luật đúng hay sai như thế nào.
Vì vậy, mục tiêu của gặp dân và đối thoại với
dân đang diễn ra chỉ nhằm giảm sự căng thắng và dùng mọi cách, mọi thủ đoạn,
vừa dụ dỗ vừa đe dọa dân để dân thả những con tin đang bị dân giam giữ ra mà
thôi. Dân thả hết con tin là mục tiêu đối thoại đã thành công mỹ mãn cho chính
quyền".
Đúng là tập đoàn Viettel không cử bất cứ đại
diện nào tại cuộc đối thoại sáng nay. Nhưng liệu tập đoàn Viettel có cần có mặt
và nên có mặt hay không thì xem chừng cũng nên luận bàn thực sự kỹ lưỡng trước
khi chính thức phán xét.
Tập đoàn Viettel là chủ thể liên quan đến sự
việc, điều đó không ai là không biết. Họ chính là chủ thể được Bộ Tổng tham mưu
- Bộ Quốc phòng giao đất tại Đồng Tâm để phục vụ dự án được giao và chính việc
đo đạc của tập đoàn này phục vụ công tác triển khai tại đất Đồng Tâm đã khiến
cho người dân nơi đây bức xúc và dẫn đến nguồn cơn sự việc.
Và một điều những ai theo dõi sự việc là họ là
chủ thể được bàn giao nhưng không phải là chủ thể quản lý đất đai trước đó. Lí
do chính và quan trọng nhất khiến họ không nên và không cần có mặt tại buổi đối
thoại trưa nay là vì thế. Hay nói cách khác, họ chẳng qua là chủ thể liên quan
mà nói đúng hơn là "nạn nhân" trong sự việc này mới đúng.
Lí do thứ hai khiến Tập đoàn Viettel không đến
dự đối thoại là bởi, nếu thời gian tới kết luận thanh tra từ Quyết định
thanh tra 1121 ngày 20.4.2017 sẽ thanh tra toàn diện quá trình quản lý, quá
trình sử dụng, quá trình xử lý toàn bộ khu đất thì họ sẽ là chủ thể thực hiện.
Ý chí và nguyện vọng của họ không phải là yếu tố quyết định đến chiều hướng của
kết luận thanh tra sắp tới. Vậy nên, thật dễ hiểu khi họ không đến dự buổi đối
thoại để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người dân Đồng Tâm.
Lí do thứ ba được nói đến: Đây là buổi đối thoại
giữa dân Đồng Tâm với Lãnh đạo TP Hà Nội. Riêng với lí do này thì Tập đoàn
Viettel đã không nên có mặt tại buổi đối thoại. Một chi tiết khác mà những
người đứng ra tổ chức cuộc đối thoại vừa qua, trực tiếp và quyết định nhất là
ông Nguyễn Đức Chung đã tính đến là nếu đại diện Tập đoàn Viettel có mặt
tại cuộc đối thoại thì không những không khiến cho cuộc đối thoại thành công mà
thậm chí còn để lại kết quả ngược lại.
Bởi, sau tất cả trong mắt và suy nghĩ của người
dân Đồng Tâm, Tập đoàn Viettel là nguyên nhân khiến sự việc đi xa hơn
quỹ đạo cho phép của họ. Cho nên, nếu đáng nguy hơn nếu vị đại diện được cử nào
đó của Tập đoàn Viettel có động thái căng thẳng thì rất có thể sẽ dẫn
tới việc bể trận. Khi đó thì không những 19 cán bộ, Công an không được giải cứu
mà rất có thể gây khó khăn cho các cuộc đối thoại sau đó nếu diễn ra!
TRÙNG DƯƠNG