Trong vòng 12 ngày, trong hai chuyến
tham Mỹ và Nhật Bản, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã và đang cho nhân dân và đất
nước thấy được sự đúng đắn của mình khi đã chọn ngài làm Thủ tướng để chèo lái
nền kinh tế Việt nam theo đúng hướng và có lợi nhất. Trong hai cuộc gặp với hai
quốc gia thuộc top nền kinh tế mạnh nhất thế giới, thủ tướng đã mang về cho đất
nước những bản hợp đồng, những “món đồ” giá trị để phục vụ cho sự nghiệp phát
triển kinh tế cũng như đảm bảo ổn định, an toàn cho quốc gia. Và tác giả xin
phép được liệt kê cụ thể như sau để bạn đọc hiểu được giá trị mà Thủ tướng mang
lại cho đất nước sau chuyến công du của mình:
Thăm
chính thức Hoa Kỳ
Từ ngày 29 - 31/5/2017, Thủ tướng
Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính
thức Hoa Kỳ theo lời mời của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump. Đây là chuyến thăm
Hoa Kỳ lần đầu tiên của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trên cương vị người đứng đầu
Chính phủ và là cuộc tiếp xúc đầu tiên giữa lãnh đạo cấp cao Việt Nam - Hoa Kỳ
kể từ khi hai nước có Ban Lãnh đạo mới.
Theo đó, trong cuộc gặp lần này, hai
bên đã ra tuyên bố chung nhất trí tăng cường quan hệ đối tác toàn diện theo hướng
thực chất, hiệu quả, bền vững, vì lợi ích của hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp
tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới, trên cơ sở tuân thủ Hiến
chương Liên hợp quốc, tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng thể chế chính trị,
độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Một loạt các thoả thuận kinh
tế lớn đã được doanh nghiệp hai bên ký kết với trị giá hơn 10 tỷ USD, góp phần
tạo việc làm và tăng trưởng ở cả hai nước.
Về quốc phòng, an ninh, hai bên nhất
trí tiếp tục triển khai các hoạt động giao lưu, hợp tác trên cơ sở các thoả thuận
đã đạt được như Bản ghi nhớ về thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương 2011,
Tuyên bố tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng 2015.
Ảnh:
Cuộc gặp và hội đàm giữa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và tổng thống Mĩ Donal
Trump hôm 28/6 vừa qua. (Nguồn: Internet)
Bên cạnh đó, hai bên còn nhất trí đẩy
mạnh hợp tác về các linh vực khác như: giáo dục - đào tạo, y tế, nghiên cứu
khoa học, công nghệ, an ninh hàng hải, chống
phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt và các hoạt động giữ gìn hòa bình của Liên hợp
quốc,… và việc giải quyết vấn đề biển Đông trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc
tế,
Đáng chú rằng, đây là lần gặp mặt
mang thành công cao về yếu tố ngoại giao và chính trị khi tổng thống Mỹ Donal
Trump không hề đề cập đến các vấn đề nhạy cảm như dân chủ - nhân quyền. Là vấn
đề mà các thế hệ lãnh đạo trước đây của nước Mỹ vẫn thường xuyên lồng ghép
trong các buổi gặp để lên án, gây sức ép đối với Việt Nam.
Đó chính là cơ sở và thành công lớn
đối với Việt Nam trên con đường khẳng định về việc xây dựng vấn đề nhân quyền tốt
đẹp hiện nay. Qua đó cũng chấm dứt điều kiện và đánh một đòn mạnh vào đám Cccđ
đang ngày đêm mong ngóng chính phủ Mỹ sẽ dùng vấn đề này như một “đòn bẩy” để
giúp chúng thực hiện âm mưu chống phá Việt Nam.
Chuyến
thăm Nhật Bản
Trong 5 ngày (từ 4 - 8/6), Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc đã thực hiện chuyến thăm Nhật Bản theo lời mời của Thủ tướng
Shinzo Abe. Trong cuộc gặp giữa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Shinzo
Abe, hai bên đã trao đổi ý kiến sâu rộng và đạt nhất trí cao về những phương hướng
lớn và biện pháp cụ thể đưa quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật
Bản đạt bước phát triển mới, thực chất và hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới.
Theo đó, hai vị Thủ tướng nhất trí
các nội dung như: phối hợp chặt chẽ tăng cường kết nối hai nền kinh tế về bản
chất là bổ sung cho nhau hơn là cạnh tranh và hợp tác cùng có lợi; Nhật Bản sẽ
hỗ trợ triển khai các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng chất lượng cao, quy mô lớn,
trọng điểm quốc gia như đường bộ cao tốc Bắc - Nam, đường sắt đô thị. Thủ tướng
Shinzo Abe cam kết hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực và tăng cường hợp tác với
lực lượng thực thi pháp luật trên biển của Việt Nam (trong đó đáng chú ý là việc
Nhật Bản hỗ trợ cho Việt Nam hai tàu chấp pháp đối với lực lượng cảnh sát biển).
Bên cạnh đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc và Thủ tướng Shinzo Abe đã chứng kiến các bộ, ngành và cơ quan hai nước
trao đổi 14 văn kiện ký kết, bao gồm các công hàm trao đổi cho 4 dự án vốn vay
ODA trị giá 100,3 tỷ Yên (hơn 900 triệu USD), và 4 dự án không hoàn lại trị giá
26 triệu USD.
Có thể nói, bằng tài ngoại giao tài
tình, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã hoàn thành rất xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng,
Nhà nước và nhân dân giao phó. Thành quả mang về sau 12 ngày thăm, gặp chính là
những gì thể hiện và chứng tỏ về cái tài vượt trội của Thủ tướng trong con đường
ngoại giao của mình. Trong điều kiện nền kinh tế - chính trị trên thế giới tiềm
ẩn nhiều bất ổn, nhưng Thủ tướng bằng tài ngoại giao của mình vẫn mang về cho đất
nước những bản hợp đồng giá trị có sức mạnh lớn trong việc thúc đẩy nền kinh tế
là điều đáng khâm phục và tự hào.
Đó chính là những điểm sáng, những
điểm tựa vô cùng vững chắc và đầy sự tin tưởng mà nhân dân và đất nước đang cần
đến đối với đội ngũ lãnh đạo mới của đất nước. Đảng và các vị lãnh đạo đất nước
đã và đang chèo lái rất tốt để đưa đất nước tiến nhanh lên sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa theo mục tiêu chung của nước nhà. Những thành công đó càng khẳng
định sự son sắt và niềm tin tuyệt đối của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà
nước trên con đường kiến thiết và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc được vững mạnh, vẹn
toàn.
Hiểu Minh
(Tái bút: bài viết có sự tham khảo, tổng hợp từ các bài báo chính thống,
báo cáo trên Internet).