Thời gian gần đây các trang mạng của lũ rận chủ và một số lều báo đang rất
tích cực kêu gào một cách thảm thiết và biện hộ đủ loại lý lẽ trên trời dưới đất
để phản đối dự thảo Luật An ninh mạng sẽ được thông qua vào năm 2018. Sở dĩ
chúng lại nhảy dựng và xù lông lên như vậy là vì trong dự thảo luật sẽ quy định
cụ thể và chặt chẽ đối với các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực Internet và
đặc biệt hơn vì nó liên quan đến hoạt động của Facebook và Google – nơi mà
chúng đang lợi dụng để hoạt động nhiều nhất. Cụ thể trong nội dung Khoản 5, Điều
39 Dự thảo Luật An ninh mạng yêu cầu: “các công ty cung cấp dịch vụ viễn thông,
internet tại Việt Nam phải tuân thủ pháp luật; tôn trọng chủ quyền, lợi ích, an
ninh quốc gia Việt Nam; có giấy phép họat động, đặt cơ quan đại diện, máy chủ
quản lý dữ liệu người sử dụng Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam; bảo mật thông
tin cho người dùng và thông tin tài khoản của người dùng; xử lý nghiêm các hành
vi sai phạm theo quy định của pháp luật”. Điều này cũng đồng nghĩa với việc
Facebook và Google sẽ phải đặt máy chủ tại Việt Nam thay vì ở nước ngoài như hiện
nay. Đây là một điều hoàn toàn dễ hiểu và cần thiết.
Thứ nhất: việc Facebook và Google có máy chủ đặt tại Việt Nam sẽ tạo sự ổn
định cho người dùng hơn trước rất nhiều, chúng ta sẽ không cần phải băn khoan về
việc không vào được Facebook hay Youtube khi cáp quang biển bị sự cố hay một vấn
đề nào khác về đường truyền mạng quốc tế… Không những vậy điều này còn để bảo về
người dùng trước các nguy cơ bị đánh cắp thu thập các thông tin cá nhân khi máy
chủ của các trang mạng đặt ở nước ngoài. Khi có sự tranh chấp hay các vụ kiện
liên quan đến người dùng trong nước của Facebook và Google chúng ta mới có cơ sở
để đòi quyền lợi trước các doanh nghiệp trên.
Thứ
hai: đây là cơ sở để nhà nước ta quản lý đối với hoạt động của các doanh nghiệp
hoạt động trên lĩnh vực Internet nói chung và đặc biệt là các doanh nghiệp nước
ngoài với những đặc thù riêng có của các doanh nghiệp này. Nó cũng là căn cứ để
chúng ta bắt buộc họ phải thực hiện các nghĩa vụ về thuế và rất nhiều vấn đề
khác có liên quan khi kinh phát triển dựa vào người dùng trong nước. Nhà nước
cũng sẽ có điều kiện để kiểm soát giám sát và quản lý các hoạt động của doanh
nghiệp nước ngoài. Hạn chế các luồng thông tin sai sự thật không thể kiểm soát
khi chúng thoải mái phát tán từ máy chủ bên ngoài vào trong nước.
Thực tế là các nước trên thế giới đã và đang có những hoạt động tương tự
để kiểm soát bảo vệ người dùng trong nước chứ không phải riêng nước ta. Chẳng cần
nói đâu xa khi chính liên minh Châu Âu là một trong những nơi có những quy định
chặt chẽ nhất để bảo vệ người tiêu dùng của họ, hay đất nước Nga rộng lớn và rất
nhiều đất nước khác nữa. Vậy mới thấy chúng ta rất cần có những điều luật chặt
chẽ trong thời gian tới để bảo về người dùng trong nước.
Vậy vấn đề đặt ra là khi chúng ta chính thức có những quy định chặt chẽ
như vậy Google và Facebook có từ bỏ thị trường Việt Nam như một số trang lều
báo và lũ rận chủ đang kêu gào thảm thiết. Dám chắc với mọi người rằng hai
doanh nghiệp kia sẽ chẳng bao giờ từ bỏ một thị trường béo bở như Việt Nam chỉ
vì các quy định mới này. Một thị trường quá tiềm năng với số lượng người dùng
Facebook lớn (khoảng 30 triêu) và tỉ lệ người dân truy cập và sử dụng Internet
rất lớn đang đem lại lợi nhuận hàng trăm tỉ mỗi năm cho họ và sẽ chẳng dể gì từ
bỏ. Chẳng qua từ trước tới giờ họ vẫn đang kiếm tiền từ Việt Nam mà chẳng hề phải
đóng thuế hay thực hiện nghĩa vụ gì với chúng ta điều đó sắp bị xóa bỏ mà thôi.
Mà việc kinh doanh và đóng thuế là nghĩa vụ của mọi doanh nghiệp, nếu anh không
chấp nhận việc đó thì chúng tôi cũng sẽ không bao giờ tiếc nuối tới sự tồn tại
của các doanh nghiệp kiểu như vậy.
Niềm Tin