Tin từ RFA cho hay: "Tổ chức Phóng viên
không biên giới (RSF) hôm 27/2 ra thông cáo lên án hành động bắt cóc blogger
Phạm Đoạn Trang của an ninh Việt Nam hôm 24 tháng 2 vừa qua, và kêu gọi cộng
đồng quốc tế gây sức ép lên chính phủ Việt Nam về vấn đề nhân quyền.
Chân dung Phạm Đoan Trang (Nguồn: FB).
Blogger, nhà báo Đoan Trang bị an ninh Việt Nam
bắt cóc ngay tại nhà riêng của mình vào hôm 24/2 khi cô trở về nhà ăn tết cùng
gia đình. An ninh Việt Nam sau đó đã giữ blogger này suốt 23 tiếng đồng hồ để
thẩm vấn cô về cuốn sách ‘Chính trị bình dân’ mà cô viết và xuất bản hồi năm
ngoái".
Bản tuyên bố của tổ chức Phóng viên không biên
giới được thực hiện sau khi Đoan Trang chính thức được tạm tha về gia đình mới
đây khi chính RFA xác nhận trong đoạn tin rằng: "Blogger, nhà báo Đoan
Trang bị an ninh Việt Nam bắt cóc ngay tại nhà riêng của mình vào hôm 24/2 khi
cô trở về nhà ăn tết cùng gia đình. An ninh Việt Nam sau đó đã giữ blogger này
suốt 23 tiếng đồng hồ để thẩm vấn cô về cuốn sách ‘Chính trị bình dân’ mà cô
viết và xuất bản hồi năm ngoái".
Xung quanh vu cáo cho rằng, Đoan Trang bị bắt
cóc và hiện đang bị "giam lỏng" đã có rất nhiều phản hồi từ dư luận.
Theo đó, những người không đồng tình với quan điểm này cho rằng: Việc bắt, thậm
chí khởi tố Đoan Trang hoàn toàn nằm trong tầm tay của Cơ quan An ninh điều tra
- Bộ Công an. Họ chưa thực hiện mà chỉ mời làm việc và sau đó cho Trang tạm
thời về nhà và thông báo sẽ mời làm việc đối với Trang khi cần là động thái có
tính giáo dục, răn đe Trang.
Cho nên, việc Trang được thả về không có nghĩa
là họ bắt cóc và không đủ bằng chứng để giữ Trang mà đơn giản đó là phép thử để
họ có những động thái được cho là quyết liệt và mạnh bạo hơn. Hay nói cách
khác, sau lần triệu tập làm việc này, nếu Trang vẫn không thay đổi thì việc bắt
Trang sẽ không còn là giả thuyết hay là chuyện phiếm đàm.
Việc Trang được mời làm việc và sau đó được đưa
về trong tình huống này hoàn toàn không phải là bắt cóc như tổ chức Phóng viên
không biên giới quy kết. Nên chăng, xung quanh chuyện này thay vì ngồi bên
ngoài võ đoán hoặc chỉ dựa vào mấy thông tin vỉa hè do đám dân chủ rừng rú
trong nước cung cấp thì họ nên có cách tiếp cận khác công minh và khách quan
hơn. Thế mới đúng và được giới chức, dư luận đón nhận nhiệt tình.
Cũng nực cười thay, chỉ vì chuyện này - một sự
việc hết sức thuần túy và bình thường nhưng tổ chức này đã kêu gọi "Quốc
hội liên Âu không chuẩn thuận hiệp định tự do thương mại với Việt Nam mà theo
dự kiến sẽ được thông qua vào vài tháng tới và sẽ có hiệu lực vào cuối năm
nay". Điều này càng khiến nhiều người dấy lên suy nghĩ, có vẻ như
tổ chức phóng viên không biến giới không có việc để làm nên phải mượn những trò
như thế này để thực hiện.
TRÙNG DƯƠNG