Ngày 22-2-2018, trong báo cáo hằng năm dài hơn 400 trang về tình hình nhân quyền trên
thế giới, cái gọi là Ân xá quốc tế (Amnesty International, viết tắt AI) tiếp tục đưa ra những kết luận có tính chất vu
khống, vu cáo Nhà nước Việt Nam về vấn đề dân chủ, nhân quyền. Và khi phát ngôn
như vậy, dường như AI luôn có những kết luận mang tính chủ quan, thiếu
căn cứ như “các nhà hoạt động nổi bật bị hạn chế đi lại và chịu ảnh giám sát, sách
nhiễu cũng như tấn công bạo lực”. Họ cho rằng “Ít nhất 29 nhà hoạt động bị bắt [ở Việt Nam] trong năm ngoái, và những
người khác phải đi trốn sau khi bị ra trát bắt”. Dẫn trường
hợp Đặng Xuân Diệu đi Pháp và Mục sư Nguyễn Công Chính đi Mỹ, và cho rằng “chính quyền tiếp tục phóng thích sớm các tù nhân lương tâm nếu họ đồng ý
đi lưu vong”. Ngay cả các trang mạng luôn đăng tải các bài viết
vu khống về tình hình nhân quyền Việt Nam cũng bất ngờ trước sự bịa đặt trong
báo cáo 2018 của AI, và họ khẳng định “không thể kiểm chứng được những thông
tin mà AI đưa ra”.
Ảnh bài đăng của tổ chức Ân xá quốc tế (Nguồn:
Internet)
Không chỉ
nhắc tới các nhà hoạt động của giới dận chủ mà AI tự phong cho là “những
người bất đồng chính kiến”, tổ chức nhân quyền có trụ sở đặt tại London này còn khẳng
định rằng Trịnh
Xuân Thanh bị “bắt cóc” về Việt Nam. Họ đưa ra kết luận như vậy mà không biết
rằng, trong bản tin thời sự lúc 19h ngày 03/8/2017 của Đài truyền hình Việt Nam
chính Trịnh Xuân Thanh đã thừa nhận rằng “mình ra đầu thú để được hưởng lượng
khoan hồng của Nhà nước Việt Nam”. Việc AI liên tục đưa ra
đánh giá tiêu cực, xuyên tạc, bịa đặt về dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam chỉ là
một phần trong chuỗi hành động bất lương mà họ đã tiến hành nhiều năm nay. Đó
là mưu đồ vô nghĩa vì Việt Nam là quốc gia có chủ quyền, có quyền sử dụng luật
pháp để giữ gìn trật tự, an ninh xã hội; và khi mấy kẻ AI o bế có hành vi vi
phạm luật thì dù AI có lu loa như thế nào cũng phải đối diện với luật pháp.
Sinh ra
không vì ân xá, cũng không vì nhân quyền, cho nên rất nhiều lần AI đã bị tố cáo
là hành động thiên vị. Qua tìm hiểu được biết nhiều chính phủ, trong đó có Trung Quốc, Hàn Quốc,
Israel, Nga, Hoa Kỳ, Thái Lan đã phản đối Ân xá Quốc tế về những báo cáo mà các chính
phủ này khẳng định là một chiều, hay vì Ân xá Quốc tế đã không coi các mối đe dọa
an ninh là một nhân tố cần xem xét. Các công ty cũng tham gia chỉ trích, trong
đó có hãng Total. Năm 2016, Bộ Ngoại giao Thái Lan đã có phản ứng về Báo cáo tình hình nhân quyền thế giới
2015-2016 của Tổ chức Ân xá Quốc tế (AI), trong đó khẳng định đây là một báo
cáo "không cân bằng" và "không xét đến
bối cảnh đặc biệt" của tình hình nước này. Bộ ngoại giao Thái Lan
cho rằng báo cáo đã "phớt lờ các thách thức dai dẳng mà Thái Lan
đang đối mặt, đó là nhu cầu cần phải có sự cân bằng giữa quyền tự do tụ tập và
tự do bày tỏ quan điểm trong khi phải ngăn chặn các xung đột chính trị tái diễn.
Một tổ
chức như vậy không thể nhân danh bất cứ giá trị nhân văn nào để phê phán các
quốc gia có đường hướng nhân văn trong khi xác định tiến trình phát triển. Thiết nghĩ trong những năm tới, AI hãy hành động
và đưa ra những bản báo cáo khách quan, có căn cứ để xứng đáng với tên gọi của
nó. Còn nếu không làm được như vậy thì tổ chức này nên tự giải tán.
HƯNG YÊN