Ngày 05/4/2018,
TAND TP Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 6 bị cáo bị VKSND Tối cao truy tố về
tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo quy định tại
Điều 79, Khoản 1, Bộ luật Hình sự năm 1999. 6 bị cáo
gồm: Nguyễn Văn Đài; Phạm Văn
Trội; Nguyễn Trung Tôn; Nguyễn Bắc Truyển; Trương Minh Đức; Lê Thu Hà. Có 6
luật sư tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho 6 bị cáo tại phiên tòa.
Kết thúc phiên xét xử
sơ thẩm, Nguyễn
Văn Đài bị
tuyên án nặng nhất 15 năm tù, 5 năm quản chế; Trương Minh Đức, bị tuyên 12 năm
tù, 3 năm quản chế; Nguyễn Trung Tôn bị án 12 năm tù, 3 năm quản chế, trong khi
Nguyễn Bắc Truyển bị 11 năm tù, 3 năm
quản chế; Phạm Văn Trội bị tòa tuyên 7 năm tù, 1 năm quản chế; Bị cáo nữ duy
nhất, Lê Thu Hà, bị án 9 năm tù, 2 năm quản chế. Theo đánh giá của dư luận trong và ngoài nước thì đây
là hình phạt thích đáng dành cho những kẻ có hành vi vi phạm pháp luật hình sự
của Việt Nam.
Sáng
5-4-2018, tại Hà Nội, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 6 bị cáo bị
VKSND Tối cao truy tố về tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân
dân" - Ảnh: TTXVN
Đây thực sự là một hành động can thiệp vào công việc nội bộ Việt Nam của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Tuyên bố này đi ngược lại với những gì lãnh đạo hai nước đã thống nhất và nhân dân hai
nước mong muốn. Thời gian vừa qua, giữa lãnh đạo hai nước Việt Nam và
Hoa Kỳ đã có nhiều cuộc thăm gặp, trao đổi thẳng thắn về nhiều vấn đề hai nước
quan tâm, trong đó có vấn đề nhân quyền. Chính phủ Mỹ thừa nhận rằng, giữa hai
nước còn có những bất đồng trong quan điểm cũng như cách nhìn nhận, đánh giá,
nhưng không thể phủ nhận chính phủ Việt Nam đã rất quyết tâm trong việc đảm bảo
các quyền con người và thực tế Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành tựu nổi bật
trong đảm bảo và phát huy các quyền con người, quyền cơ bản của công dân. Hiến
pháp năm 2013 có hiệu lực và việc Việt Nam trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền
Liên hợp quốc với số phiếu cao nhất vào cuối năm 2013 là minh chứng rõ nét nhất
cho điều đó.
Hành động này từ phía Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng
đã vi phạm quy định tại Khoản 7 Điều 2 Hiến chương Liên Hợp Quốc về nguyên tắc
không can thiệp vào công việc nội của nhau và Nghị quyết về nguyên tắc "không can thiệp vào công việc nội bộ"
được thông qua năm 1965 của Liên Hợp Quốc.
Bảo đảm và thúc đẩy các quyền con người là chính sách nhất quán của
Nhà nước Việt Nam, được thực hiện phù hợp với Hiến pháp và pháp luật Việt Nam
cũng như với các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên.
Những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong lĩnh vực bảo đảm và thúc đẩy quyền
con người đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Tuy nhiên, cũng như ở tất cả
các quốc gia khác trên thế giới, ở Việt Nam, tất cả những hành vi vi phạm pháp
luật đều bị xử lý nghiêm theo đúng pháp luật. Không có một quốc gia, cơ quan, tổ chức, cá nhân nào
có tư cách để thể can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.
Hưng Yên