Để
cứu việc Lê Văn Sơn tái bị bắt và ngồi tù với các hành vi chống đối có tính
công khai và thách thức, Công an các cấp tại Thanh Hóa đã nhiều lần mời Lê Văn
Sơn (Sinh ngày: 20/10/1985; Quê quán: Xã Hoằng Trung, huyện Hoằng Hóa,
tỉnh Thanh Hóa: Nơi cư trú: Thôn Trinh Hà 2, xã Hoằng Trung, huyện Hoằng
Hóa, tỉnh Thanh Hóa) lên làm việc, chỉ rõ và yêu cầu chấp hành các quy định của
pháp luật.
Chân dung
Lê văn Sơn (Nguồn: FB).
Tuy
nhiên, là một kẻ chống đối có hạng và đã ăn vào bản chất, Lê Văn Sơn liên tục
khước từ. Đặc biệt, mặc dù trong thời gian đang bị quản chế sau án phạt tù 4
năm tù giam (đối với hành vi hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân trong
vụ án Hồ Đức Hòa và đồng bọn được TAND Tối cao đưa ra xét xử phúc thẩm vào
tháng 5 năm 2013 tại TP Vinh, Nghệ An) nhưng Sơn liên tục vắng khỏi địa phương
vào các tỉnh miền Nam để hoạt động.
Và
với việc vắng mặt liên tục khỏi địa phương từ tháng 10/2015 đến nay nên cơ
quan Cảnh sát điều tra, CA Thanh Hóa đã có quyết định số khởi tố bị can số
167/PC44 ngày 07/3/2018 đối với Lê Văn Sơn đối với hành vi không chấp hành án.
Tiếp đó, căn cứ kết quả xác minh kết luận việc Lê Văn Sơn đã vắng mặt khỏi
địa phương từ tháng 10/2015 đến nay; Căn cứ Điều 36 và Điều 231 Bộ luật Tố tụng
hình sự, ngày 14/3/2018 Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hóa đã ra Quyết định
truy nã bị can đối với Lê Văn Sơn...
Thông
báo truy nã có đoạn: "Bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người
đang bị truy nã đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Uỷ ban nhân dân nơi gần
nhất. Sau khi bắt hoặc tiếp nhận đối tượng truy nã phải báo ngay cho Cơ quan
CSĐT Công an tỉnh Thanh Hóa. Điện thoại: 0692.889.242".
Việc
Lê Văn Sơn bị khởi tố và sau đó là truy nã là một việc được báo trước và không
có gì là quá bất ngờ. Bởi lẽ, từ sau thời điểm ra tù (năm 2015 đến nay), Sơn
liên tục có các hoạt động chống đối và kích động chống đối. Theo một số nguồn
tin, Sơn đã chia sẻ hàng trăm bài biết xuyên tạc sự thật nhằm bôi nhọ uy tín
của Đảng và Nhà nước và có nhiều hoạt động thể hiện rất rõ hành vi "tuyên
truyền chống nhà nước".
Với
thủ đoạn hoạt động khá tinh vi nên dù đã bị triệu tập lên làm việc nhiều lần
nhưng Sơn đã không chấp hành. Gã không thể ngờ được khi chưa xử lý được các
hành vi chống đối của gã thì cơ quan thực thi pháp luật sẽ xử lý các tội danh
khác. Và việc Sơn vắng mặt khỏi địa phương khá dài dù án quản chế của Sơn đến
hết năm 2020 mới hết thời hạn vì thế đã trở thành một điều kiện không thể tốt
hơn.
Và
với việc bị truy nã thì xem như việc hoạt động chống đối công khai của Sơn đã
gần như là không thể. Gã sẽ phải thực hiện bằng sự lén lút và thiếu công khai.
Đó cũng là điều tất yếu đối với bất cứ những ai xem pháp luật là trò đùa và
thiếu đi tính thượng tôn cần thiết nhất.
TRÙNG DƯƠNG