Theo
lẽ thường, báo chí có hai chức năng (ngoài các chức năng khác) là đưa tin và
định hướng thông tin. Nhưng ở xứ ta, chuyện đưa tin, định hướng thông tin còn
quá nhiều chuyện để bàn để nói. Cho nên, một số sự kiện, nhất là sự kiện quốc
tế, chính việc đưa tin còn mang tính chủ quan nên hệ quả là tính định hướng
thông tin có phần đi xa bản chất thường thấy. Thế nên với sự ca ngợi và nói quá
nhiều về hội nghị thượng đỉnh liên triều mới đây, không ít người đã hoan hỉ, ca
ngợi lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un có phần quá lời, bất chấp thực tế những
điều đang diễn ra.
Cái bắt tay chỉ là tín hiệu của hi
vọng (Nguồn: FB).
Theo
đó, mặc dù Nam - Bắc Triều dù mới chỉ là "bản cam kết về hòa giải, hòa
bình, cùng nhau phát tiển thịnh vượng chứ chưa phải là bản tuyên bố về bước đi
để đi đến thống nhất hai miền" (Theo Mõ Làng) với những biểu hiện cụ
thể như: dở bỏ hệ thống loa tuyên truyền ở khu vực biên giới và trước đó là
tuyên bố dừng thử hạt nhân, tên lửa, ra lệnh đóng cửa bãi thử hạt nhân làm bản
lề cho cuộc gặp gôm 28/4 mới đây.
Và
một điều mà nếu ai chú ý theo dõi hẳn sẽ biết, sau cuộc gặp này mặc dù với Mỹ -
Hàn Quốc là sân sau của mình, và với Trung Quốc - mặc dù chưa biến Triều Tiên
thực sự thành sân sau của mình nhưng họ luôn muốn duy trì Triều Tiên trong tình
thế hiện tại để sử dụng với tư cách "con bài chiến lược" của mình!
Song cả hai đã không phản ứng về sự kiện này, thậm chí họ còn tỏ ra hoan hỉ,
vui mừng. Điều này đồng nghĩa với việc cả Hàn Quốc và Triều Tiên đang ở một
giới hạn mà Trung Quốc và Mỹ đều cho phép được.
Xung
quanh điều này, blog Mõ Làng đã rất chí lý khi nói rằng: "Đừng quên
rằng, nước Mỹ và lợi ích của họ còn đó, nước Mỹ chưa bao giờ từ bỏ mục tiêu
"ngăn chặn nạn cộng sản". Đại Hàn không đủ bản lĩnh để gạt Mỹ ra khỏi
cuộc chơi cũng như Triều Tiên chưa đủ bản lĩnh để gạt Trung Quốc và đôi khi cả
Nga. Điều này đã được chứng tỏ khi Triều Tiên tỏ ra "biết điều" mà
không đã động gì đến việc Mỹ phải rút 25.000 quân ra khỏi lãnh thổ Đại Hàn và
không có phản ứng gì khi giới chức Đại Hàn thẳng thừng rằng không có chuyện Mỹ
rút quân, thậm chí hủy bỏ tập trận.
Ý
thức hệ, thể chế chính trị đối lập không dễ ngày một, ngày hai có thể xóa bỏ.
Có chăng mục tiêu ký hiệp ước Hòa Bình, giữ nguyên hiện trạng và bang giao kinh
tế là hiện thực. Nghĩ đến Triều Tiên thống nhất một nhà thì chắc còn lâu lắm.
Thậm chí, nếu mất cảnh giác Bắc Triều Tiên có thể trở thành Syria, Lybia... nếu
Mỹ muốn".
Và
như thế hiện rào chắn ý thức hệ cùng vai trò của các nước lớn vẫn chưa cho phép
cả hai (Hàn quốc và Triều Tiên) bước qua "cái gờ xây bằng xi măng" -
một biểu tượng của nhiều thứ cao cả và thiêng liêng. Điều quan trọng hơn
và hết thảy trong chuyện này là trong dòng chảy của lịch sử hiện đại của thế
giới chưa có cái gì chia cắt thế giới, chia cắt dân tộc, chia cắt quốc
gia, chia cắt gia đình, chia cắt bạn bè bằng ý thức hệ? Đằng sau ý thức hệ đó
không chỉ là quyền lợi của một người, một nhóm người nhỏ mà quyền lực, lợi
ích của mình, của gia đình, gia tộc và của phe nhóm mình.
Vậy
nên, với những gì diễn ra, với bất cứ ai đều có quyền hoan hỉ, bởi điều đó báo
hiệu của một nền hòa bình và thịnh vượng tại 02 miền Nam - Bắc triều. Nhưng đó
chưa phải là tất cả, hoan hỉ quá mức cũng là chưa phù hợp. Bởi đó là cơ hội để
những kẻ mang trong mình chủ nghĩa xét lại sử dụng, lợi dụng để lên án cuộc
chiến tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước mà cả dân tộc đã thực hiện
và thành công cách đây 43 năm với những câu hỏi như: Tại sao không tiến hành
thống nhất bằng một cuộc đối thoại hòa bình như cái cách Triều Tiên đang làm?
Tại sao lại để hàng triệu đồng bào phải hi sinh oan uổng, rơi vào trạng huống
nồi da xáo thịt, huynh đệ tương tàn???? Dù đó là câu chuyện của gần nửa thế kỷ
và những bước đi hiện tại của Nam - Bắc triều chỉ mới là tín hiệu!
PHƯƠNG NAM