Tôi
đã phải đặt ra câu hỏi như thế khi mới đây hay tin báo điện tử Môi
trường và Đô thị Việt Nam đã phải xin lỗi chính thức vì đưa tin không chính
xác.
Theo
đó, mặc dù nguồn tin chưa chắc chắn và chưa được kiểm chứng chính thức nhưng
báo điện tử này đã khẳng định khi chú thích căn biệt thự siêu đẹp' là 'của
bộ trưởng Bộ Công thương' Trần Tuấn Anh.
Bài trên báo điện
tử Môi trường và đô thị (Nguồn: FB)
Sau
thông tin này, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã có văn bản cho biết,
căn nhà đó không phải của mình và yêu cầu báo này phải đính chính. Báo này sau
đó đã thực hiện như đã nói ở trên. Toàn văn đính chính của báo này như sau:
"Báo điện tử Môi trường và Đô thị Việt Nam giải thích về "sơ
suất":
"Trong
quá trình tác nghiệp, một số người dân xung quanh thuộc tổ dân phố 58, phường
Phú Thượng thông tin đó là nhà của Bộ trưởng Bộ Công Thương, nhưng vì không xác
minh kỹ nên không thu thập thêm tài liệu chứng minh căn nhà đó không phải là
của Bộ trưởng."
"Vì
vậy, biên tập đã duyệt đăng tải chú thích ảnh là không chính xác, gây ảnh hưởng
tới uy tín Bộ trưởng Bộ Công thương."
Tuy
nhiên, điều đáng nói, và theo tin từ BBC, đây không phải là lần đầu báo điện tử
này phạm vào lỗi tương tự. Trước đó, "Bài báo hôm 17/5 ban đầu còn đăng
hình ảnh một tòa biệt thự khác với chú thích "Chủ nhân của dinh thự gần
700 m2 này là của một Ủy viên Bộ chính trị".
Toàn
bộ hình ảnh về "dinh thự" này sau đó đã được xóa đi".
Xung
quanh sự việc xảy đến với báo điện tử Môi trường và đô thị, rất đồng tình với
việc báo chí tham gia vào việc chống tham nhũng, phát hiện ra những con sâu mọt
trong nội bộ đảng, nhà nước để cùng cơ quan công quyền tiến hành điều tra và
kết luận. Tuy nhiên, ngoài việc phải có một tinh thần trong sáng thì yếu tố
thận trọng là không thể thiếu. Có được điều này mới đảm bảo được rằng, thông
tin nói lên, đưa lên là đúng sự thật và không phải đính chính, cải chính hay
thậm chí là xóa bài.
Cái
đáng nói và đáng buồn là một số cơ quan báo chí, họ có thừa sự thận trọng và họ
cũng có thừa thông tin bản chất về sự việc. Nhưng vì để câu view hoặc vì một
lợi ích bằng vật chất nào đó, mà chính những người trong đó giả vờ như đó chỉ
là sơ suất và thiếu thận trọng. Và khi sự việc đi ra khỏi tầm với, đổ bể thì họ
lại nhân danh chính cái sự thiếu thận trọng để đính chính và gỡ bài.
Với
chức năng thu nhận thông tin có tính đặc thù, chuyên môn thì báo giới tham gia
vào quá trình phát hiện, xử lý vấn nạn tham nhũng, tham ô là cần thiết; nên
được khuyến khích. Nhưng đã đến lúc cũng cần có cơ chế xử lý đối với những cơ
quan báo chí lợi dụng vào điều đó để làm tiền, kiếm chác. Không thể để diễn mãi
cái tình trạng sai thì xin lỗi, bởi ở xứ ta dù chuyện có đúng mười mươi đi nữa
nhưng khi đã lên thì dù có đính, cải chính thì vẫn có kẻ nói rằng: Không có lửa
thì làm sao có khói và đơm đặt chuyện từ đó!
TRÙNG DƯƠNG