Là một trong 15 đại biểu không bấm nút tán thành
dự luật An ninh mạng, nhưng điều đó vẫn không ảnh hưởng quá nhiều tới việc Quốc
hội chính thức thông qua dự luật An ninh mạng. Không hiểu có phải vì điều này
không nhưng sau khi kết thúc việc thông qua dự luật do bộ Công an soạn thảo và
đệ trình này, Đại Biểu quốc hội Dương Trung Quốc đã trả lời phóng
viên VnExpress. Trong đó, ông này nói rằng nên công khai nút bấm của đại
biểu Quốc hội: "Tôi bắt đầu tham gia Quốc hội từ khoá XI, năm 2002, lúc
đó chưa có công nghệ bấm nút. Mỗi đại biểu có một chiếc biển, ghi mã số, nếu ai
đồng ý thì giơ lên. Cách biểu quyết đó thô sơ nhưng rất hay.
ĐBQH Dương Trung Quốc (Nguồn: FB)
Khi ứng dụng công nghệ bấm nút, lúc đầu ai cũng
thích lắm bởi chỉ tích tắc là ra tỉ lệ phiếu thuận, phiếu không tán thành,
phiếu trắng hiển thị trên màn hình; nghĩa là tiện lợi hơn, nhưng tôi nhận thấy
như vậy đã mất đi tính cụ thể. Bấm nút thì chỉ có con số và tỷ lệ chung. Người
dân không được biết đại biểu nào ủng hộ, phản đối hay không có ý kiến về một vấn
đề nào đó mà cử tri quan tâm.
Ngày 23/5 vừa qua, khi thảo luận ở hội trường về
dự án Luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc,
một lần nữa tôi đã nêu ý kiến là mong Quốc hội có hình thức công bố quyết định
của đại biểu".
Xung quanh vấn đề này, hiện đang có những bàn
luận, đánh giá, trong đó số đông đều đưa ra những hệ luỵ của vấn đề này. Blog
Việt Nam mới đã chỉ ra điều này như sau: "1. Ngay lập tức thông qua
nhiều cách thức khác nhau chúng sẽ vinh danh những người này, đồng thời từ đó
chúng sẽ dựa hơi điều này để khuyếch trương, làm lớn chuyện và kích động tuần
hành, biểu tình, đập phá như đã từng diễn ra với dự luật Đặc khu.
2. Sẽ tạo ra những mâu thuẫn, rạn nứt trong nội
bộ Đại biểu Quốc. Và một khi sự thống nhất, đồng thuận không còn thì dù có sáng
suốt đến đâu Quốc hội cũng sẽ rất khó tìm được quyết sách chung. Sự chia rẽ này
sẽ là một tiền đề để đám này kêu gọi phủ nhận, bài trừ vai trò của Quốc hội. Quyền
hành dân sự, tiếng nói của một nhóm người sẽ được đề cao. Và xin thưa, khi đó
những tiếng nói như thế sẽ thực sự gây nên những mối nguy hại cho chính xã hội.
Những hành động như tại Bình Thuận mới đây sẽ được thể xảy ra và kéo theo những
nguy cơ mất ổn định xã hội xảy đến!".
Tôi cho đây là điều dễ hiểu và rất dễ xảy
ra.
Về quan điểm mình, xin không nói tới những điều
sâu xa và lớn lao hơn thế. Chỉ đặt ra một câu hỏi có tính thăm dò và chỉ ra
những hệ luỵ đi liền.
Theo đó, mặc dù là những người đại diện cho
tiếng nói của người dân, đại diện cho quyền lợi của người dân. Tuy nhiên, sẽ là
lực cản cho bất cứ đại biểu nào nếu chính họ, Quốc hội buộc phải công khai
nút bấm của từng đại biểu. Bởi, sau việc đó, dư luận sẽ vây quanh họ, sẽ chất
vấn họ và xin thưa điều này sẽ vô hình tạo ra một áp lực mà tôi cho rằng sẽ có
không ít đại biểu không vượt qua được.
Xin không bàn đến yếu tố bản lĩnh hay gì đó
trong từng đại biểu, bởi điều đó cho đến nay vẫn chưa thực sự đong đếm được và
nó cũng không nên là thước đo cho việc này. Chỉ biết rằng, nếu bị chi phối bởi
áp lực thì sẽ có nhiều người trong đó lẽ ra bỏ phiếu trắng, phiếu chống
thì sẽ hành động ngược lại. Họ sẽ quay ngoắt để bỏ phiếu đồng thuận cho an toàn
và tránh những áp lực không đáng có. Và khi đó, những dự luật dù có những tranh
cãi nảy lửa ở phiên thảo luận nhưng vẫn được thông qua dễ dàng với mức tán
thành tuyệt đối 100%.
Đến đây, câu chuyện sẽ không chỉ còn là
việc ý kiến cá nhân sẽ bị thao túng bởi sự minh bạch - một điều mà không
ai muốn. Mà quan trọng hơn, lòng tin của người dân vào Quốc hội, vào từng đại
biểu sẽ bị giảm sút. Sẽ chẳng ai còn tôn trọng và tin tưởng thì chính Quốc hội
chứ không phải ai khác làm khó mình nếu thực hiện đề nghị của ông Nghị Dương
Trung Quốc.
Vậy nên, hãy quên đi ý kiến của ông Quốc, hãy để
nút bấm của đại biểu mãi trong vòng bí mật, chỉ có Ban thường vụ Quốc hội và bộ
phận theo dõi biết. Việc công khai quan điểm hay cái gì đó hãy để đại biểu tự
quyết định, định đoạt. Ví như ý kiến trên đây của ông Quốc chẳng hạn.
TRÙNG DƯƠNG