Trang Fanpage Việt Tân đã bị khoá, đó là một sự
thật mà không mấy ai lại không biết mặc dù nguyên nhân chính thức khiến xảy ra
điều này chưa được công bố. Nhưng điều đáng nói, đáng ngờ là việc Luật An ninh
mạng, một đạo luật được kỳ họp thứ V, Quốc hội khoá XIV thông qua ngày
12/6/2018 lại bị lôi vào như chủ thể, là nguyên nhân của việc
trang Fanpage của tổ chức được Bộ Công an Việt Nam liệt vào danh sách các
tổ chức khủng bố Quốc tế.
Những người chủ trương điều này cũng cho đó là
hậu quả không thể khác được của việc Luật An ninh mạng chính thức được thông
qua và họ cũng cho rằng, đây là nguyên nhân tại sao dự luật này cả trước khi và
sau khi được thông qua đã bị dư luận và những người hiểu chuyện phản đối.
Tuy nhiên, xung quanh chuyện này xin được ngắn
gọn đôi điều như sau:
Đầu tiên nếu xét về mặt động cơ và mục tiêu thì
phải khẳng định rắng đó là điều mà giới chức Việt Nam luôn mong muốn. Lí do thì
không ngoài việc trang Fanpage này đã gây tổn hại khá lớn đối với nhiều
mặt đối với VN. Chính những nguồn thông tin bẩn được trang này đưa lên đã
khiến cho một bộ phận bạn bè quốc tế và chính người dân Việt nam hiểu sai về
chính đất nước và chế độ mình. Và như đã nói trước đó, nếu không phải vì
trang Fanpage này đặt máy chủ ở nước ngoài và do các đối tượng chống đối
bên ngoài quản trị, sử dụng thì giới chức Việt Nam đã bắt và bỏ tù hết chúng.
Nhưng chính điều được chỉ ra khiến cho điều này đến nay vẫn chưa xảy ra.
Luật An ninh mạng bị cho là nguyên nhân khiến
trang Fanpage bị xoá mặc dù đạo luật này chưa có hiệu lực trên thực tế (Nguồn:
FB)
Tuy nhiên, trước câu hỏi có hay không việc giới
chức trong nước can thiệp vào việc xoá tên trang Fanpage Việt Tân và luật
An ninh mạng sau khi được thông qua có tác động tới điều này không? Thì câu trả
lời chắc chắn là không. Bởi:
1. Theo một điều khoản được quy định trong luật
và cũng là nội dung được công bố sáng 28-6/2018 về lệnh của chủ tịch nước về
các luật trong đó có luật An ninh mạng thì đạo luật này sẽ có hiệu lực từ
ngày 01 tháng 01 năm 2019. Nghĩa là có đến gần nửa năm nữa Luật an ninh
mạng mới có hiệu lực; từ nay tới đó, thì dù đã được công bố nhưng sẽ chưa có
một điều khoản nào trong đó được thực thi.
Từ điều này có thể thấy, do luật chưa có hiệu
lực nên dù có muốn thì giới chức trong nước vẫn chưa thể có bất cứ chế tài nào
để điều chỉnh hoặc can thiệp vào những trang tin đưa các nội dung gây thất
thiệt, chia rẽ đoàn kết dân tộc, kích động hận thù gây phức tạp về an ninh
chính trị quốc gia.
2. Vấn đề thứ hai cần được nói đến chính là một
nguyên tắc mà hiện nay được cho là sống còn, bất di bất dịch trong quá trình
vận hành của FB: Tiêu chuẩn cộng đồng.
Theo tiêu chuẩn cộng đồng được xác lập thì
"lý do để một trang bị xóa chỉ đơn giản là vì nội dung trang vi phạm
tiêu chuẩn cộng đồng - cái tiêu chuẩn được quy định chung cho hơn 2 tỷ tài
khoản trên thế giới, không ngoại lệ một trường hợp nào.
Vậy thì phải đặt lại một câu hỏi cho phía ban
quản trị, điều hành page Việt Tân là lý do vì sao mà nhiều người không bị khóa
tài khoản mà page của mình lại bị. Vì người ta tuân thủ tốt tiêu chuẩn cộng
đồng, còn mình thì vi phạm. Có thế thôi.
Còn vi phạm ở mức độ nào thì người quản trị phải
hiểu rõ hơn ai hết chứ: "Đăng Nhập Nhiều Nơi", "Đăng Nội Dung
Phản Cảm", "Vi Phạm Luật Quảng Cáo".... Lấy đâu ra lý do là do
Luật An ninh mạng của Việt Nam.
Khi ban hành bộ tiêu chuẩn cộng đồng, phía
facebook cũng có hướng dẫn cụ thể, rất nghiêm túc về vai trò của họ trong việc
ngăn chặn hành vi lạm dụng dịch vụ của facebook. Đó là lý do mà họ đã phát
triển một bộ Tiêu chuẩn cộng đồng nêu ra những gì được phép và không được phép
trên Facebook.
Tiêu chuẩn cộng đồng này được áp dụng một cách
nhất quán và công bằng cho một cộng đồng trải dài trên nhiều khu vực, nền văn
hóa và ngôn ngữ.
Và page Việt Tân và mới đây là trang phản động
Nhật ký yêu nước cũng như một số page khác do vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng đó
nên phải nhận hậu quả bị xóa trang. Thậm chí, phía facebook cũng đã nêu rõ, họ
có thể thông báo cho cơ quan hành pháp khi cho rằng có nguy cơ tổn hại thực sự
về thể chất hoặc có mối đe dọa trực tiếp tới sự an toàn của cộng
đồng" (Theo FB Nguyễn Lương Thành).
Vậy nên hãy khoan đổ lỗi cho việc trang Fanpage
Việt Tân bị xoá là do có sự can thiệp giới chức trong nước mà nên nhớ để vận
hành được đến hôm nay họ đã phải thiết lập những cơ chế riêng biệt và tạo ra sự
công bằng cho những chủ thể tham gia.
Quay trở lại với câu chuyện đang được nói đến,
khi Luật An ninh mạng không tác động tới việc trang Fanpage bị xoá, mà chủ yếu
xuất phát từ cơ chế tự thân của FB. Nên chăng, đây là điểm tương đồng giữa cơ
chế hoạt động của trang mạng xã hội này với Luật An ninh mạng mới được thông
qua. Điều này cũng lí giải việc tại sao, sau khi ra đời, dù có quyền lợi và các
vấn đề khác đi kèm nhưng Fb vẫn không có bất cứ phản hồi thiếu tích cực nào đến
giới chức Việt Nam.
TRÙNG DƯƠNG