Dự luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
(hay còn gọi là đặc khu) chưa xét trong phiên họp tháng 8.
Thông tin này được trang Pháp Luật Online xác nhận mới đây. Nói về
lí do có một động thái được cho là hết sức bất ngờ này, báo này cũng cho biết
thêm: "Để Quốc hội có thêm thời gian nghiên cứu, tiếp thu tối đa các ý
kiến tâm huyết, trách nhiệm, xác đáng của các vị đại biểu Quốc hội, các cán bộ
lão thành, chuyên gia, nhà khoa học và nhân dân, hoàn thiện dự thảo luật cho
thật sự chất lượng.'
Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, qua tiếp
xúc với báo chí, cho biết dự án luật đặc khu đang được cân nhắc lại và rằng 'việc
Quốc hội xem xét dự án luật vào thời điểm nào còn chờ vào kết quả quá trình
tiếp thu ý kiến nhân dân, cử tri thế nào, tóm lại, rất thận trọng".
Dự luật đặc khu sẽ chưa được đưa ra xem xét
trong kỳ họp tháng 8 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội khoá XIV (Nguồn: FB)
Xác nhận về điều này BBC Việt ngữ, một trong
những nhà đài tỏ ra quan tâm đặc biệt đối với tiến trình xem xét các dự án
luật, trong đó có dự luật Đặc khu cũng cho biết: "Việc luật đặc khu
vẫn đang được cân nhắc không được thông báo rộng rãi trước đó, tuy nhiên trên
website của Quốc Hội cho thấy chương trình phiên họp
thứ 26 của Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội không còn nội dung cho ý kiến về dự án
luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (đặc khu) như chương trình được lên
trước đây.
Theo tin của Vietnambiz.vn thì theo dự kiến tiến độ
UBTVQH xem xét các dự án luật thì cả phiên họp tháng 9 và tháng 10/2018 cũng
đều không có tên dự án luật về đặc khu".
Trước đó, sau khi kết thúc kỳ họp thứ 5, Quốc
hội khoá XIV thì nội dung thảo luận dự luật đặc khu được thông báo là sẽ được
chuyển sang kỳ họp thứ 6 vào thời gian tới. Vì dự luật này không được đưa vào
chương trình phiên họp thứ 26 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội nên sẽ ít
khả năng được đưa thảo luận và thông qua tại kỳ họp lần thứ 6. Tuy nhiên, nó
vẫn chưa thể là thước đó và nhân tố khẳng định dự luật này sẽ không được đưa ra
trong thời gian tới.
Với dự luật đặc khu, sẽ là đúng đắn hơn khi cả
cơ quan soạn thảo và cơ quan sẽ đứng ra thông qua tiếp thu ý kiến của nhiều
giai tầng trong xã hội; nghiên cứu, bổ sung các nội dung còn thiếu sót, chưa
đảm bảo để khi triển khai gặp ít nhất những vướng mắc cũng như những mặt nguy
hại. Vấn đề kiên quyết không thông qua dự luật này (đồng nghĩa với việc sẽ dừng
việc triển khai 3 đặc khu kinh tế) chỉ đặt ra khi những lổ hổng, những điểm
khiếm khuyết đó không có khả năng được xử lý.
Nói như thế để thấy, sau những gì đã xảy ra,
nhất là tại Bình Thuận thay vì có những đối sách kiên quyết, thì giới chức
trong nước đã mềm mỏng hơn; họ cũng đã chủ động tiếp thu để hoàn thiện dự luật.
Việc dừng và không đưa nội dung này ra thảo luận tại kỳ họp lần thứ 26 của Uỷ
ban Thường vụ Quốc hội cho thấy sự thận trọng và cân nhắc đó. Song, cũng cần
thấy rằng, sự cần nhắc và tạm thời chưa đưa dự luật này để thông qua không đồng
nghĩa với việc dự luật này sẽ mãi không được đưa ra; rằng chính phủ và Quốc hội
đã từ bỏ việc làm ăn bằng cơ chế đặc khu kinh tế. Bởi dù không phải là vấn đề
mới nhưng nó vẫn được xem là đòn bẩy để kích cầu nền kinh tế nước ta hiện
nay.
Vậy nên, yên lòng là giới chức đã thận trọng và
họ không còn xô bồ như trước đây. Nhưng với những kẻ đang cố sức ngăn cản việc
thông qua dự luật quan trọng này thì chưa nên vui bởi lẽ, để phát triển và đi
lên thì cái gì cần cũng phải thực hiện. Có chăng là thực hiện khi nào và trong
bối cảnh thế nào mà thôi.
TRƯỜNG GIANG