Bất
chấp Tổng thư ký Quốc hội là ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết lí do tiếp tục lùi
thời điểm xem xét dự luật đặc khu, không tiến hành vào kỳ họp thứ 6 diễn ra vào
tháng 10/2018 để tiếp tục xin ý kiến cử tri tri, nhân dân, các tổ chức, chuyên
gia, nhà khoa học nhằm hoàn chỉnh dự án thông qua vào kỳ họp sau. Mới đây, với
động cơ xới lại sự việc, Rfa tiếng Việt đã đặt ra những câu hỏi có tính giải mã
sau động thái mới đây đến từ Quốc hội.
Bài
trên trang của RFA (nguồn: RFA)
Theo
đó, với câu hỏi: Tiếp tục lùi Dự luật Đặc khu: Một phép thử lòng dân?, nhà
đài này đã dẫn về đủ loại ý kiến từ 2 đại diện Ts Lê Đăng Doanh, Ts Phạm
Chí Dũng. Xin được lược trích ý kiến của 2 ông Tiến sỹ này trước khi được có
đôi lời chính thức.
-
Ts Lê Đăng Doanh: "Tôi hoan nghênh động thái của Quốc hội đã dừng không
có xem xét Luật Đặc khu và cũng lại hoãn việc xem xét luật này vào kỳ họp sắp
tới đây, để chắc chắn là phải lắng nghe ý kiến của các chuyên gia, của các cựu
chiến binh, của người dân và cần phải có sự đánh giá thật là khách quan, khoa
học, dựa trên kinh nghiệm thực tế và những kinh nghiệm trong nước".
-
Ts Phạm Chí Dũng: "Vào lúc này, trong thời gian vừa qua, nguồn cơn
sâu xa không chỉ đến từ phản ứng của người dân, mà còn từ trong nội bộ Đảng;
trong giới cách mạng lão thành, giới cựu thần của Đảng. Và đặc biệt, tôi có
nghe thông tin có những người thân của ông Nguyễn Phú Trọng khẩn thiết khuyên
ông Trọng không cho đưa ra nghị bàn và thông qua ngay Luật Đặc khu mà phải cần chỉnh
sửa rất nhiều nhiều vấn đề trong các nội dung, kể cả có những ý kiến đề nghị
cần thiết thì không thông qua Luật Đặc khu hoặc là bỏ luôn Luật Đặc khu.”
Theo
đó, xung quanh hai ý kiến này thì không khó để nhận ra sự đối lập trong suy
nghĩ của Ts Lê Đăng Doanh và Ts Phạm Chí Dũng. Nếu như Ts Lê Đăng Doanh tỏ ra
tin tưởng động thái này từ Quốc hội (trên tinh thần xây dựng) thì với góc nhìn
có phần chủ quan và duy ý chí của mình, Ts Phạm Chí Dũng đã khiến không ít
người phải bất ngờ bởi điều được nói ra. Nó gắn quá nhiều với các loạt thuyết
âm mưu và những suy diễn chính trị của ông Ts Kinh tế thất nghiệp này. Và như
thường lệ, Ts Dũng không quên chỉ mặt, điểm tên các nhà chính trị được cho là
có tác động tới chính sách đó, dù không hề có bất cứ dẫn chứng cụ thể
nào.
Và
điều này một lần nữa được tái diễn trong phần 2 của bài viết xung quanh câu
hỏi: "Bỏ Luật Đặc khu?". Nếu như ts Lê Đăng Doanh có phần lạc quan
với việc tiếp tục triển khai các dự án đặc khu sau khi Quốc hội thông qua luật
này với điều kiện đi kèm, cụ thể: "Vấn đề bây giờ quan trọng là
phải cải cách áp dụng cho cả nước, tốt nhất là biến cả nước Việt Nam như là một
đặc khu Hong Kong, tức là luật lệ rõ ràng, bộ máy có hiệu lực, tham nhũng rất
thấp. Điều ấy có thể giúp đất nước phát triển" thì cá nhân Ts
Phạm Chí Dũng lại cực đoan, phủ định điều đó khi nói rằng: "Về lý
thuyết tôi cho là đúng. Nhưng trong thực tế thì cũng cần nhớ rằng cách đây ¼
thế kỷ cho đến nay, Việt Nam từng có phong trào khu chế xuất, phong trào xây
dựng khu công nghiệp, rồi sau đó phong trào xây dựng khu đô thị mới. Cho đến
nay trên cả nước có đến 800 khu đô thị mới. Từ khu chế xuất tới khu công
nghiệp, khu đô thị mới, tất cả đều lạm phát. Do đó, chắc chắn sẽ xảy ra lạm
phát đặc khu. Xây quá nhiều mà không hiệu quả thì xây ra để làm gì? Thành thử
quan điểm của tôi là không chỉ hoãn Luật Đặc khu mà cần bỏ luôn Luật Đặc khu.”
Xung
quanh chuyện này, khi tiếp cận điều này, có người sẽ ngợi khen RFA vì cái cách
đưa tin có vẻ khách quan của mình. Song, nếu chịu khó đọc và nghĩ thì sẽ thấy,
đó thực chất là cách đánh lừa dư luận của nhà đài này.
Theo
đó, với cách thức phản ánh có vẻ khách quan về sự việc, RFA đã thu hút người
đọc. Nhưng chính với cách kết cấu, cách dẫn ý và đưa từng ý kiến, nhà đài này
đã khéo léo sử dụng ý kiến của ông Ts Lê Đăng Doanh để nêu vấn đề, và sau đó sử
dụng chính ý kiến đối lập của Ts Phạm Chí Dũng để phản biện và loại bỏ vấn đề.
Và tất nhiên, sau đó thì sẽ không quá khó hiểu đâu mới là mục đích, mục tiêu
hướng đến của những bài viết kiểu này!
Và
như đã nói từ đầu, với những bài viết kiểu này và nhất là khi mà những thông
tin về nó đã rất rõ ràng thì nó hoàn toàn không phải với mục đích tốt. Trong
trường hợp này thì nó không ngoài xới lên một vấn đề đã từng gây nổi sóng dư
luận.
Cho
nên, với RFA và cả VOA, BBC, trong cách tiếp cận cần có thái độ cảnh giác và
nghi hoặc. Đó mới là cách bất cứ ai khi khai thác nguồn tin trên trang này cần
phải có để không bị đánh lừa.
TRƯỜNG GIANG