“Đây là vấn đề đã được Trung ương bàn
nhiều lần. Một số tỉnh, thành cũng đã tổ chức thí điểm không tổ chức HĐND ở một
số nơi. Nhưng thực tế nhân dân là người làm chủ, ở đâu có nhà nước ở đó phải có
giám sát của nhân dân. Bí thư kiêm chủ tịch thì to quá, ai kiểm soát ông? Ở
Trung ương thì Quốc hội giám sát Chính phủ, còn ở địa phương HĐND giám sát hoạt
động của chính quyền địa phương.
“Do vậy, cần thực hiện theo đúng nguyên tắc cơ
bản ở đâu có chính quyền ở đó phải có giám sát, và quan trọng là làm sao cho
giám sát phải có thực quyền. Hiện Đảng đã đổi mới rất nhiều, dân chủ và lắng
nghe ý kiến của nhân dân. Việc đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND phải gắn
với đổi mới tổ chức và hoạt động của UBND, đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp
uỷ Đảng, nâng cao chất lượng cán bộ và đại biểu HĐND, đặc biệt làm sao để đại
biểu HĐND phải đủ bản lĩnh năng lực trong giám sát”.
TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại hội nghị tiếp
xúc cử tri quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội (Nguồn: FB)
Trên đây là nội dung phát biểu của Tổng bí thư
Nguyễn Phú Trọng trong cuộc tiếp xúc cử tri tại Quận Hoàn Kiếm, TP HN khi có ý
kiến cử tri hỏi về chủ trương nhất thể hoá 2 chức danh người đứng đầu đảng, nhà
nước.
Nội dung phát biểu của ông TBT khá rõ ràng và
mạch lạc, cũng hết sức thẳng thắn. Nhưng mới đây khi Văn phòng TƯ đảng công bố
thông tin Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thống nhất tuyệt đối (100%) giới
thiệu Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nguyễn Phú Trọng, để Quốc hội
bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIV khai mạc vào
ngày 22/10 tới đây... Nội dung phát biểu này đã được đưa ra để so sánh, kiểm
điểm lại cá nhân ông TBT.
Theo đó, nhiều luồng ý kiến cho rằng, có hay
không có sự mâu thuẫn trong ý kiến phát biểu và cách thực hiện của ông TBT? Về
điều này xin được ngắn gọn thế này:
- Ở đây, khách quan mà nói thì nội dung chính và
cơ duyên dẫn đến sự việc nhất thể hoá hai chức danh là việc chọn lựa nhân sự để
bầu chủ tịch nước để Quốc hội bầu và thông qua. Nếu Ban chấp hành TƯ đảng cộng
sản VN chọn một cá nhân khác ngoài TBT thì đương nhiên câu chuyện nhất thể hoá
hai chức danh này sẽ chưa được bàn đến. Nó chẳng qua chỉ được bàn đến khi cá
nhân được giới thiệu lại đang giữ cương vị Tổng bí thư mà thôi.
Vậy nên, hãy đừng quá đặt nặng và nói rằng, đó
là cách để thực hiện chủ trương nhất thể hoá mà đảng cộng sản đã chủ trương từ
lâu mà chưa có điều kiện thực hiện. Đó là mặt khách quan của sự việc.
- Về yếu tố chủ quan, như nội dung phát biểu nói
trên của cá nhân ông TBT tại hội nghị tiếp xúc cử tri thì sẽ không phải ngẫu
nhiên 100 % các đại biểu tham dự hội nghị tán đồng khi nhân sự là cá nhân ông
TBT đương nhiệm. Hay nói cách khác, sự tán thành và tín nhiệm đã đạt được khi
đã có đủ một cơ chế giám sát quyền lực đủ mạnh để đảm bảo cá nhân đó khi đảm
nhiệm cùng 2 chức danh quan trọng sẽ không bị tha hoá. Và riêng về điều này thì
blog Mõ Làng đã chỉ ra rất đúng và trúng: "Cụ thể, nếu như trước đây đối với
các sai phạm lớn, liên quan đến các thành viên Bộ chính trị đảng cộng sản thì
sẽ có vùng cấm; hoặc sẽ có những cơ chế dễ chịu nhất đối với những cá nhân có
sai phạm. Vậy nhưng điều đó đã bị loại bỏ khi mới đây, đã có thành viên Bộ
chính trị đảng cộng sản và hàng loạt uỷ viên TƯ bị bắt, xử lý trước pháp luật
và theo điều lệ đảng cộng sản. Nghĩa là cùng với hành lang của cơ chế giám sát
thì việc thực hiện trên thực tế đã diễn ra và đảm bảo điều đó không có vùng
cấm. Và sẽ chẳng có gì là quá lạ nếu cá nhân được đảm nhiệm cương vị nhất thể
hoá vi phạm cũng sẽ bị xử lý.
Một vấn đề mà những ai theo dõi bên lề của Hội
nghị TƯ 8 khoá XII đang diễn ra sẽ biết. Một trong những nội dung được đưa ra
thảo luận trước vấn đề nhân sự là việc thảo luận, thống nhất ban hành Quy định
về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính
trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương. Đây được cho là một
vòng kim cô và cũng là công cụ đảm bảo việc giám sát quyền lực trong đảng cộng
sản. Và không phải ngẫu nhiên trước khi bàn đến nội dung này thì ban chấp hành
TƯ Đảng cộng sản Vn lại có động tác này. Âu đó cũng là để gửi cho người dân,
cán bộ đảng viên thông điệp cứng rắn về giám sát quyền lực đối với các chức
danh quan trọng của đảng cộng sản và nhà nước".
Cho nên, qua câu chuyện này chúng ta càng thấy
và hiểu thêm rằng: Qua loa, đại khái và thiếu tìm hiểu vẫn là cái bệnh cũ của
đám nhà rận. Chúng luôn cố tìm và công kích cái hở sườn của người khác mà không
hiểu rằng, đó chính là điểm yếu chết người của chính họ. Đã đến lúc thay vì
công kích người khác thì đám nhà rận nên học cách để che đi những điểm yếu chết
người của mình.
TRÙNG DƯƠNG