Không
chỉ dùng những luận điệu ngụy sử để bênh vực Huỳnh Thục Vy sau khi ả này
bị tuyên án 2 năm 09 tháng mới đây với hành vi xúc phạm Quốc kỳ; và phủ nhận
chế độ chính trị đương đại như ý kiến của Ls Đặng Đình Mạnh, người bào chữa cho
Vy tại phiên tòa sơ thẩm: “Phủ nhận của cô là chính quyền Việt Nam hiện
nay là chính quyền không chính danh, tôi cho rằng cô Vy đang thể hiện quan điểm
chính trị của cô ấy, mà thể hiện quan điểm như vậy thì đó không phải là hành vi
có tội”. Mới đây, không ít kẻ đã bám vào luận điểm khi nói rằng: QUI
KẾT NGƯỜI XÚC PHẠM VẬT LÀ ĐIỀU VÔ LÝ !!!
Huỳnh
Thục Vy (Nguồn: FB).
Đoạn tường
thuật sau đây từ Fb Đặng
Phước cho thấy khá toàn cảnh vấn đề đang được nói đến:
"Vào
lúc 14h00 ngày 30/11/2018, tại trụ sở ubnd phường An Bình, tòa án TX Buôn Hồ
kết án Huỳnh Thục Vy 2 năm 9 tháng tù giam nhưng tạm hoãn thi hành án vì lý do
HTV đang nuôi con nhỏ. Theo tường trình sơ bộ của nhà văn Ngọc
Tuấn Huỳnh - cha ruột cô HTV cho hay, chính quyền đã bố trí lực lượng
bảo vệ trên mức cần thiết, an ninh thắt chặt mọi ngã đường, tại hội trường có
khoảng 70 chỗ ngồi thì lực lượng CA và cán bộ thôn xã chiếm hơn 2/3, không có
loa máy cho LS và bị cáo.... Những người ủng hộ HTV ở TP.BMT muốn đi dự tòa đều
bị AN gây khó khăn!
Theo
RFA, Quan điểm bào chữa của LS. Đặng Đình Mạnh gồm 3 điều: "Điều thứ nhất
là không có lá cờ nào màu đỏ có ngôi sao vàng nào cũng được gọi là quốc kỳ, bởi
vì muốn gọi là quốc kỳ thì lá cờ đỏ có ngôi sao vàng ở giữa phải đúng với kích
thước đã được quy định trong hiến pháp và hai lá cờ mà Thục Vy đã xịt sơn lên,
một lá bị dôi lên 2 phân, một lá bị dôi lên 4 phân không đúng quy định của hiến
pháp nên lá cờ đó không phải là của quốc kỳ.
Điểm
thứ hai mà luật sư Mạnh nói là cái điều mà Thục Vy nhắm vào thể chế chính trị
chứ không nhằm vào danh dự quốc gia. Bởi vì theo luật quy định là xúc phạm quốc
kỳ là xúc phạm danh dự quốc gia mà điều Thục Vy làm không phải là xúc phạm đất
nước mà là bày tỏ sự phản kháng chế độ độc tài và điều đó cho thấy Thục Vy là
một người yêu nước, nhưng Thục Vy có một quan điểm khác với chế độ đang cai
trị. Khoảng cách yêu nước của Thục Vy khác với những người thông thường.
Điều
thứ ba là điều 276 của BLHS Việt Nam nó không phù hợp với công ước quốc tế về
quyền dân sự và chính trị được quy định trong điều 19 là cho phép người dân có
quyền xúc phạm quốc kỳ bởi vì quốc kỳ chỉ là biểu tượng của thể chế công thôi
nên người dân có quyền đả kích nó".
Khá
khen cho những điều được Ls Đặng Đình Mạnh chỉ ra trong phiên tòa của Huỳnh
Thục Vy với tội xúc phạm Quốc kỳ. Nhưng nếu xét toàn diện thì đấy là
những cách chẻ chữ, lí sự trên nền sự sơ hở trong nền lập pháp cũng như lí lẽ
đơn thuần. Cụ thể:
Ở
khía cạnh thứ nhất, đúng là không có lá cờ nào màu đỏ có ngôi sao vàng nào
cũng được gọi là quốc kỳ. Kích thước quốc kỳ ngoài các điều kiện về màu sắc,
hình dạng thì vấn đề kích thước cũng được đề cập tới. Tuy nhiên, kích thước
không phải là yếu tố quan trọng nhất để nhìn nhận, đánh giá một lá cờ nào
màu đỏ có ngôi sao vàng được gọi là quốc kỳ. Cái phần sai số bị dôi lên 2 phân
mỗi bên vì thế không phải là vấn đề gì đó quá lớn, có chăng đó chỉ là do người
may lá cờ thực hiện. Do đó, cái luận điểm thứ nhất thật dễ hiểu đã bị vô
hiệu.
Ở
khía cạnh thứ hai, hoàn toàn không sai khi nói rằng: "cái điều mà Thục
Vy nhắm vào thể chế chính trị chứ không nhằm vào danh dự quốc gia". Nhưng
có lẽ nó chỉ đúng với phương Tây tại những quốc gia có thể chế chính trị đa
nguyên, đa đảng. Còn đối với Vn thể chế chính trị và danh dự quốc gia là 1. Vì
thế cũng không quá khó khi Tòa án không chấp nhận luận điểm thứ hai được Ls
Đặng Đình Mạnh nêu lên.
Về
luận điểm và cũng là khía cạnh thứ ba được nói đến. Như đã bình luận ở luận
điểm thứ hai. Ở Việt Nam thể chế và danh dự quốc gia là song trùng. Chính bởi
sự song trùng mang tính đặc trưng này nên dù đã hội nhập khá toàn diện, trên
nhiều lĩnh vực trong đó có Luật pháp, nhưng Việt Nam chúng ta vẫn luôn có những
yếu tố của riêng mình. Điều luật 276 của BLHS Việt Nam là một trong số
những đặc trưng đến nay chúng ta vẫn kiên định, không thay đổi. Đó cũng là điều
mà nhiều quốc gia vẫn làm hiện nay: Giữ cho mình vài nét đặc trưng dù cũng như
chúng ta họ tham gia hầu hết các công ước, hiệp ước quốc tế. Hội nhập không có
nghĩa là hòa tan là vì thế.
PHƯƠNG NAM