Theo báo Hà Nội mới: “Sáng nay, 5-2 (tức mùng 1 Tết Kỷ Hợi 2019),
trong không khí vui tươi ấm áp, phấn khởi của ngày đầu Xuân mới, đồng chí Hoàng
Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội
TP Hà Nội dẫn đầu đoàn đại biểu thành phố đã đến dâng hương tưởng nhớ các vị liệt
tổ, liệt tông và Chủ tịch Hồ Chí Minh tại tượng đài vua Lý Thái Tổ, đền Ngọc
Sơn, tượng đài vua Lê Thái Tổ (Di tích lịch sử văn hóa đình Nam Hương), điện
Kính Thiên (Trung tâm Hoàng thành Thăng Long) và Nhà 67 thuộc Khu di tích Chủ tịch
Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch”.
Lãnh
đạo TP Hà Nội dâng hương tại tượng đài vua Lý Thái Tổ, sáng mùng 1 Tết Kỷ Hợi
2019 (Nguồn: Hà Nội mới)
Đây là hoạt động thường
niên mà không chỉ có lãnh đạo TP Hà Nội mà người dân thủ đô vẫn ưu tiên làm
trong dịp đầu xuân năm mới. Nó trở thành một nét đẹp, lan tỏa và hiện diện tịa
nhiều miền quê của đất nước. Nó gợi nhắc cho bất cứ ai về truyền thống và những năm tháng khó khăn của
dân tộc, và các giá trị văn hóa vượt,
xuyên thời gian của dân tộc nói chung, Hà Nội nói riêng.
Đó cũng là một gam màu
đối lập với những gì đã xảy ra tại Giáo xứ Thanh Hải, Tp Phan Thiết, tỉnh Ninh
Thuận mới đây khi có một nhóm phụ nữ trong bộ áo dài truyền thống có hình cờ ba
sọc du xuân đầu năm…
Đã là người VN chân
chính thì bất cứ ai dù làm gì, ở cương vị nào đi nữa thì cũng đều phải trân trọng
những thành quả mà lớp lớp cha anh đã dâng hiến bằng máu, nước mắt để có được.
Chúng ta cũng căm thù những kẻ đã dã tâm, mưu đồ chia cắt đất nước làm hai và
những kẻ đó được nhận diện là bè lũ VNCH.
Tri ân quá khứ, hướng đến
tương lai, đó là ngôn dụ mà lãnh đạo Tp Hà Nội và nhiều người dân tại đây hướng
đến trong việc dâng hương tưởng nhớ các vị liệt tổ, liệt tông và Chủ tịch Hồ
Chí Minh tại tượng đài vua Lý Thái Tổ, đền Ngọc Sơn, tượng đài vua Lê Thái Tổ
(Di tích lịch sử văn hóa đình Nam Hương), điện Kính Thiên (Trung tâm Hoàng
thành Thăng Long) và Nhà 67 thuộc Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ
tịch.
Rằng, hôm nay đây, Hà Nội
nói riêng, cả nước nói chung nhất thiết phải hướng về phía trước, đó là chiều
kích có tính tất yếu và là điều phải hướng đến. Nhưng sẽ là thiếu sót khi chúng
ta quên mất quá khứ. Và sự phát triển sẽ trở nên thiếu bền vững, ít chiều sâu nếu
chúng ta không biết phát huy nội lực, vân dụng sức mạnh của quá khứ để đi lên.
Những bài học hiện sinh
và mới diễn ra đây thôi nhắc nhở Hà Nội và nhiều thế hệ người dân Việt phải biết
trân quý quá khứ và biết khơi dậy quá khứ để đó thực sự là động lực cho sự phát
triển.
Nói rằng người Việt sống
hoài cổ quả không sai và đó là mạch nguồn, là điều làm nên giá trị của người Việt
Nam ta từ bao đời. Và thật mừng khi những vị lãnh đạo, đầu ngành của Hà Nội là
những người tiên phong trong việc gợi nhớ, tái hiện lại quá khứ. Hành động này
cũng thực sự cần thiết khi đâu đó đang có những kẻ cứ hễ mở miệng là có giọng
lưỡi vô ơn.
PHƯƠNG
NAM