Người sử dụng mạng xã hội
dường như đang chứng kiến một thực tế, đó là những câu chuyện được nêu ra đang
thật giả lẫn lộn. Chuyện danh tính của cô gái được Tổng bí thư, chủ tịch nước
Nguyễn Phú Trọng tặng lì xì đêm giao thừa là một ví dụ. Nếu không có VTC, nếu
không có những tài liệu do chính cơ quan cô gái này làm việc thì có lẽ sự thật
đã được hướng lái, biến tấu. Khi đó có người sẽ nói rằng, bệnh hình thức đang
lan tràn và chi phối xã hội…
Sự việc đã được phát
giác, làm rõ nhưng dường như nó chỉ mới kết thúc với bản chất của câu chuyện
đó, chứ chưa thể khiến những câu chuyện, sự việc tương tự được im bặt.
Trong câu chuyện mới
đây, phương thức dựng chuyện trên cơ sở “đói”, thiếu thông tin lại được tái diễn.
Có điều lần này mọi thứ được nói nhiều hơn và chi tiết hơn, và nếu không có chủ
thể nào đó (báo giới hoặc cơ quan chức năng thì có lẽ sự việc sẽ mãi bị chôn
vùi cũng nên).
Stt
được chụp lại (Nguồn: FB)
Toàn văn câu chuyện xin
được bê về nguyên xi từ Fbker Vũ Cận về “Nghi phạm sát hại nữ sinh giao gà đêm
30 Tết có "nhân thân tốt":
“Trong vụ nữ sinh giao gà đêm 30 Tết bị giết, nghi phạm Vương Văn Hùng
là cháu nội "đít tôn" của thiếu tướng công an Nguyễn Trọng Tháp,
nguyên Cục trưởng Cục Chống phản động Bộ Công an, nguyên Giám đốc Công an tỉnh
Lai Châu, nguyên Trưởng phái đoàn An ninh Bộ Công an Việt Nam tại Lào.
Cha
của Vương Văn Hùng là ông Nguyễn Trọng Thuấn, cũng công tác trong ngành công
an, nhưng đã bị kỷ luật cho ra khỏi ngành. Sau khi vợ chồng ông Nguyễn Trọng
Thuấn ly hôn, Vương Văn Hùng đã cùng mẹ và em trai chuyển vào thành phố Điện
Biên Phủ sinh sống, Vương Văn Hùng đã đổi họ sang họ mẹ.
Như
vậy, nếu bị kết tội, đây sẽ là "tình tiết giảm nhẹ" quy định tại khoản
2 Điều 46 BLHS nước Cộng Xã Nghĩa VN.
P/s:
sinh ra trong một gia đình có truyền thống "còn đảng còn mình", hèn
chi thấy nghi phạm này phạm tội rất "có nghiệp vụ".
Có lẽ trong câu chuyện
được nói đến, nếu như người đưa tin không có một sự giải thích rằng, đối tượng Vương
Văn Hùng là con trai ông Nguyễn Trọng Thuấn, cháu của ông Nguyễn Trọng Tháp
(nguyên Cục trưởng Cục Chống phản động Bộ Công an, nguyên Giám đốc Công an tỉnh
Lai Châu, nguyên Trưởng phái đoàn An ninh Bộ Công an Việt Nam tại Lào); sau khi
bố mẹ li dị đã lấy họ mẹ là họ Vương thì sẽ bị phản ứng và tố cáo là bịa đặt.
Nhưng với cách thức “giả thành thật” ấy nên câu chuyện đã trở nên có lí hơn.
Tuy nhiên, nếu ai đó chịu
khó đọc và theo dõi sẽ thấy 2 điều hết sức vô lý trong đó.
Một là, Vương Văn Hùng,
như lí lịch được nói đến sinh năm 1984 trú tại khối Tân Thủy, huyện Tuần Giáo,
tỉnh Điện Biên). Với tuổi đời đó, thì lúc Hùng sinh ra thì tỉnh Lai Châu cũ
chưa tách, TP Điện Biên Phủ vẫn là tỉnh lỵ của tỉnh Lai Châu. Một gia đình dòng
dõi như gia đình của ông Tháp, con là ông Thuấn thì thông thường họ sẽ ở tỉnh lỵ
để thuận lợi công tác. Do đó, việc nói rằng “Sau khi vợ chồng ông Nguyễn Trọng Thuấn ly hôn, Vương Văn Hùng đã cùng
mẹ và em trai chuyển vào thành phố Điện Biên Phủ sinh sống, Vương Văn Hùng đã đổi
họ sang họ mẹ” sẽ hết sức phi lý và khó hiểu. TP Điện Biên Phủ đã là điểm
đi thì không thể đó là điểm đến trong câu chuyện. Đó là một sự phi lý cần được
lưu tâm.
Hai là, với một kẻ bình
thường và ý thức được thì bản thân con người ấy sẽ hiểu nên làm gì để được hưởng
những đặc ân từ gia đình. Việc cải sang họ mẹ nếu có trong câu chuyện vì thế là
điều phi lý thứ hai. Và chỉ có kẻ tâm thần mới từ chối điều đó để đi tìm một thứ
khác.
Đó là 2 trong những chi
tiết có thể chỉ ra trên nền tảng của câu chuyện. Để gia đình Thiếu tướng Tháp
không bị mang tiếng và trả lại danh dự cho họ thì nên chăng đã đến lúc báo chí
nên vào cuộc; hoặc ai đó hiểu chuyện cũng có thể tham gia để bạch hoá câu chuyện.
Còn nếu đó đúng là sự
thật thì xem thường yếu tố gia đình sẽ không cứu được Vương Văn Hùng trong một
bản án thực sự nghiêm khắc nhất. Và nên chăng, với ai đó quan tâm tới câu chuyện
thì nên kiên nhẫn chờ đợi để thấy thêm, trong một nhà nước pháp quyền thì không
dễ gì để ai đó ngồi xổm hay tránh được pháp luật xử lý.
TRÙNG
DƯƠNG