“Và mình chợt nhớ lại câu chuyện mà có lần cố Thủ tướng Võ văn Kiệt kể lại
với mình về ông Lý Quang Diệu, cha ông Lý Hiển Long bây giờ, việc ông Lý cha nhận
thức lại về tình hình Cambodia sau đó, khi quan hệ VN Singapore đã trở nên tốt
đẹp. Lý Quang Diệu kể lại với TT Võ văn Kiệt: "Khi VN đánh qua Cambodia để
loại trừ Pônpốt, Đặng Tiểu Bình đã lợi dụng tình hình đó, đi khắp thế giới vận
động chống VN, làm cho VN khô máu". Ông nói rất cụ thể về cuộc vận động rộng
lớn đó và ĐTB đã nói với ông những gì về các kế hoạch cô lập VN.
Cuối
cùng ông Lý cha kết luận: Nếu tôi là người VN, tôi sẽ không bao giờ quên mối
thù với ĐTB và những người cầm quyền TQ chung quanh ông ta lúc bấy giờ”.
Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt và người đồng
cấp Singapo Lý Quang Diệu trong một cuộc gặp (Nguồn: FB)
Đó là những lời kể của
cựu nhà báo Nguyễn Công Khế về câu chuyện giữa hai cố Thủ tướng của 2 dân tộc
(Việt Nam –Singapo).
Nếu theo câu chuyện thì
có lẽ ngoài sự lên án của dư luận, của đạo đức, của cả sự thật thì vị Thủ tướng
này còn còn dẫm đạp lên tiền nhân mà không ai khác chính là người cha quá cố của
mình. Chính điều đó sẽ khiến cho mối quan hệ được nhiều thế hệ lãnh đạo của 2
dân tộc, trong đó có cha ông – cố thủ tướng Lý Quang Diệu vun đắp.
Xung quanh câu chuyện
này, đã có những thuyết âm mưu được cho là động cơ trực tiếp khiến ông Lý Hiển
Long phát biểu xổ toẹt vào lịch sử, không thèm quan tâm 2 chủ thể trực tiếp (VN
và Campuchia) bị tổn thương như thế nào. Như có thông tin nói rằng, đó là cách
mà người Singapo làm cho Việt Nam bị kẹt giữa Thái Lan, Campuchia và TQ và hạ bệ
Việt Nam trước khi bầu thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hợp
Quốc vào thời gian tới đây…. Nhưng nếu vì điều đó thì nó càng cho thấy cái sự
hèn hạ, xảo trá của ông Thủ tướng này. Sự biện minh đó vì thế cũng sẽ vô nghĩa
lý và không có nhiều giá trị.
Đồng ý không ai có thể
làm dâu trăm họ. Ông Lý Hiển Long ca ngợi ông cựu Thủ tướng Thái Lan Prem vừa mất
mà ông này được biết đến là nhà lãnh đạo tiền đồn cho 5 nước Asean chống lại Việt
Nam tấn công giải phóng Campuchia khỏi nạn diệt chủng của Pôn Pốt khi đó thì mặt
logic, vị thủ tướng này làm tổn thương VN và Campuchia là bình thường. Song dưới
góc độ của đạo lý, của chính nghĩa và lịch sử cần phải được tôn trọng và không
ai được bóp méo và xuyên tạc nó. Và hơn cái gì đó, phát biểu về cuộc chiến đó,
nếu không dành cho VN thì cũng hãy để người dân, lãnh đạo Campuchia nói. Hơn ai
hết, họ mới hiểu hết và chính họ, sau ngần ấy thời gian mới chứng minh, hiểu về
những giá trị đi liền…
Có thể lúc này, ông Lý
Hiển Long sẽ chưa thấy hết và ông vì thế cũng chưa xin lỗi. Nhưng biết đâu có
khi nào đó, khi nghe lại câu chuyện của cha mình nói với nhà lãnh đạo đồng cấp
VN ông mới hiểu tất cả.
PHƯƠNG
NAM