TÂM BÌNH
Trong thời gian
vừa qua từ ngày 14/11 đến ngày 19/11/2019 tại địa bàn 2 xã Tam Đồng và Thanh Lâm
huyện Mê Linh, Hà Nội đã có gần 2000 học sinh thuộc các hệ mầm non, tiểu học và
trung học cơ sở liên tiếp nghỉ học. Lí do được đưa ra là do bố mẹ của các học
sinh phản đối việc mở rộng nghĩa trang Thanh Tước hay còn gọi là dự án Công viên
tưởng niệm thiên đường Thanh Tước.
![]() |
Nghĩa trang Thanh Tước, ảnh internet |
Nghĩa trang Thanh Tước được thành lập năm 1964, nay thuộc
địa phận xã Thanh Lâm, huyện Mê Linh, Hà Nội, với tổng diện tích là 63.417 m2.
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội TP Hà
Nội định hướng tới năm 2030, việc mở rộng nghĩa trang Thanh Tước là một trong
những chương trình, dự án ưu tiên cần được nghiên cứu để đầu tư.
Năm 2014,
Quy hoạch phát triển nghĩa trang trên địa bàn Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm
nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Theo đó, nghĩa trang Thanh Tước sẽ được cải tạo,
mở rộng thành công viên nghĩa trang với quy mô 7ha và mở rộng lên 23ha đến năm
2030. Phía bắc dự án giáp khu đất của trường bắn
và nghĩa trang xã Thanh Lâm, phía nam giáp kênh Tam Báo, phía đông giáp nghĩa
trang Thanh Tước hiện có, phía tây giáp đường trục trung tâm khu đô thị mới Mê
Linh. Dự án này được giao cho công ty cổ phần Đầu tư Hoa Sen.
Hồ
sơ kỹ thuật của Công ty cổ phần Đầu tư Hoa Sen Vàng cho thấy, dự án sẽ bao
gồm các hạng mục chính: nhà dịch vụ, nhà thủy tạ, điện Thanh Tước, cổng Đông
Quan, cổng Tây Quan, nhà nguyện, vườn mộ...
Theo quy
hoạch ban đầu, công viên Thanh Tước có hạng mục hỏa táng, nhưng điều này đã vấp
phải sự phản đối của nhiều hộ dân địa phương. Ngay sau đó, Bộ Xây dựng đã
yêu cầu cắt bỏ hạng mục nhà hỏa táng.
Cho tới nay,
hạng mục hỏa táng đã không còn, điều này được chính quyền địa phương là UBND
huyện Mê Linh và UBND xã Thanh Lâm khẳng định nhiều lần nhưng người dân vẫn
không tin và căng băng rôn phản đối việc xây dựng lò hỏa táng.
Sự
việc càng trở nên căng thẳng khi nhiều gia đình tại hai xã Thanh Lân và Tam Đồng
đồng loạt bắt con em của mình phải nghỉ học để phán đối, dù đã dược chính quyền
địa phương tuyên truyền, giải thích về dự án đảm bảo các yêu cầu về môi trường,
thiết kế xây dựng theo quy hoạch được phê duyệt.
Chúng
ta có thể thấy khi người dân chưa đồng thuận về việc xây dựng dự án thì sẽ có
nhiều cách để bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình đến các cơ quan chức năng chứ
không nên bắt con em của mình phải nghỉ học, đặc biệt là trong khi các em đang
chuẩn bị cho kỳ thì hết kì. Việc nghỉ học trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng trực
tiếp đến việc học tập của các em, đây là điều mà những bậc phụ huynh không nên
làm đối với con em của mình. Việc được đi học là quyền lợi chính đáng của mỗi
em học sinh và là điều hết sức quan trọng, mỗi phụ huynh học sinh cần phải đặt
lợi ích của con em mình lên hàng đầu tránh để các em bị thiệt thòi không đáng có.