Như nhiều trang đã thông tin, hôm qua thực hiện kết luận
của Thủ tướng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ và UBND Tp Hà Nội đã có mặt tại
huyện Mỹ Đức, Hà Nội để công bố kết luận cũng như tiến hành đối thoại với công
dân xã Đồng Tâm và các xã tiếp giáp với sân bay Miếu Môn.
Để tổ chức cuộc găp, đối thoại lần này, chính quyền các
cấp của Tp Hà Nội đã hết sức chu đáo. Cùng với việc có giấy mời đến từng hộ dân
có liên quan thì họ còn tổ chức xe đưa đón đại biểu. Đây cũng là lí do khiến
nhiều người bất ngờ về số lượng người dân Đồng Tâm tham dự cuộc họp được nói đến.
Niềm tin của người dân cũng được biểu lộ ngay từ đầu,
trước khi đến cuộc đối thoại khi, mặc dù bị một nhóm người cực đoan chặn xe,
không để các đại biểu lên dự theo dự kiến nhưng chính sự lên tiếng của họ cùng
với giải pháp của chính quyền nên những trò ngăn cản kiểu trẻ con của những kẻ
dù mọi sự đã phơi bày nhưng vẫn giữ nguyên những cái định kiến gắn với quyền lợi
của cá nhân mình.
Toàn cảnh buổi đối thoại
(nguồn: FB)
Và những tín hiệu tích cực đó một lần nữa lại được thể
hiện sinh động tại cuộc họp, đối thoại chính thức. Tổng hợp từ nhiều cơ quan
báo chí cùng dự đã ít nhiều cho thấy cái sự tin tưởng ấy:
“Ông Phạm Đức Hinh
là thương binh khẳng định: “Chúng tôi luôn ủng hộ nhà nước trong các chính sách
an ninh quốc phòng. Người dân cũng ghi nhận việc chính quyền công bố các bản đồ,
giấy tờ pháp lý liên quan đến khu đất sân bay Miếu Môn và mong muốn những vấn đề
liên quan được xử lý dứt điểm, tạo điều kiện đảm bảo an ninh chính trị ở địa
phương, nâng cao đời sống người dân”.
Ông Trần Ngọc Viễn
(75 tuổi, xã Đồng Tâm) một trong 14 hộ dân đã di dời khỏi đất sân bay Miếu Môn
cho biết, gia đình ông ở trong đất sân bay Miếu Môn ở từ năm 1988, và biết đây
là đất do quân đội quản lý. Ông Viễn chia sẻ: “Chúng tôi đồng tình di dời khỏi
đất sân bay Miếu Môn và đã giải tỏa xong bởi chúng tôi hiểu pháp luật. Chúng
tôi đã vui vẻ di dời khi được Đảng, Nhà nước hỗ trợ. Người dân Đồng Tâm đa phần
là chấp hành, ủng hộ, chỉ có một bộ phận nhỏ phản đối”.
Ông Viễn nói tiếp:
"Có Đại biểu Quốc hội xuống Đồng Tâm nhưng không gặp chúng tôi, những người
có quyền lợi liên quan trực tiếp mà lại chỉ gặp người khiếu kiện là không hợp
tình, hợp lý", ông Viễn bày tỏ sự không hài lòng, và cho rằng đó là một
trong những nguyên nhân dẫn đến phức tạp ở địa phương thời gian qua.
Ông Nguyễn Quyết
Thắng (nguyên Bí thư Chi bộ xã Đồng Tâm năm 1992) khẳng định: phần lớn người
dân đồng tình với kết luận của Thanh tra TP, và chia sẻ: “Phía Nam là trường bắn
Miếu Môn, phía bắc là sân bay Miếu Môn, chiến lược như thế thì làm sao có xen kẹt
đất của xã Đồng Tâm được? Không hiểu ai có ý đồ gì mà lại kêu gọi người dân đòi
đất Đồng Sênh. Ông Lê Đình Kinh nếu chỉ dừng lại ở chỗ đấu tranh chống tham
nhũng thì tuyệt với, nhưng ông đã đi quá xa”.
"Thời gian
qua, xã Đồng Tâm đã mất đi những giá trị không thể đo đếm bằng tiền. Tôi và nhiều
người dân Đồng Tâm mong muốn, những cá nhân nếu biết sai hãy dừng lại để tất cả
người già, người trẻ cùng phấn khởi quyết tâm, chung tay xây dựng đất nước, TP
ngày càng kết quả hơn", ông Thắng bày tỏ.
Trong khi đó rất
nhiều ý kiến đề nghị Quốc hội xem xét tư cách Đại biểu Quốc hội với ông Lưu
Bình Nhưỡng và Dương Trung Quốc”.
Đây mặc dù là vấn đề rất mới, hết sức mới nhưng đã được
dự báo từ trước, bởi nếu ai theo dõi Đồng Tâm càng về sau, nhất là thời gian gần
đây thì sẽ thấy rất rõ sự phân hóa tại đây. Những cuộc họp thường niên của cha
con ông Kình đã thưa khách dần, nó đang chuyển từ trạng thái nói cho nhiều người
nghe thành “tự sướng”, tự huyễn hoặc mình. Nhiều hoạt động của nhóm này cũng
không hút khách như trước, chỉ còn lại số thành viên cốt cán mà thôi.
Rõ ràng, ngay trong những điều đó dù chưa thực sự rõ
ràng nhưng ít nhiều phản ánh cục diện đang diễn ra. Những trò hề của cha con
ông Kình đã bị nhận diện và thay vì cứ tin mãi những điều được gieo rắc thì họ
đã mạnh dạn hơn trong việc tiếp cận những thông tin chính thống, những căn cứ
được nêu lên trong bản kết luận Thanh tra của Thanh tra Chính phủ, thanh tra TP
Hà Nội…
Sự việc đã được nhào nặn vô số lần và đến một lúc nào
đó, khi chín muồi sự việc sẽ hiện cái nguyên hình căn bản, sống động của mình.
Và trong thời điểm này nó đã cho phép những dấu hiệu như thế và đó là lẽ dễ hiểu.
Việc đa số dân Đồng Tâm tán thành kết luận của Thanh tra
Chính phủ, UBND TP Hà Nội một lần nữa cho thấy, họ đã tự chủ hơn trong việc
phát đi những tiếng nói của mình. Họ không còn bị chi phối và lèo lái bởi những
cá nhân, con người cực đoan cụ thể. Động thái này cũng cho thấy, họ đang muốn
thay đổi, xóa bỏ những cái tù tùng, giam hãm họ hiện nay. Họ đang muốn quay về
với Đồng Tâm của những thời xưa cũ, vất vả gian lao mà tự hào; chứ không phải một
Đồng Tâm quay cuồng trong những thù hận, bon chen và cả những sự đố kỵ tầm thường,
ganh ghét cá nhân.
Đồng Tâm rồi sẽ trở lại. Đó là điều được dự báo trước và những sự tán đồng trên là những tín hiệu lớn lao. Mong lắm Đồng Tâm xứng danh với cái tên gọi, danh xưng đã có của mình.
Đồng Tâm rồi sẽ trở lại. Đó là điều được dự báo trước và những sự tán đồng trên là những tín hiệu lớn lao. Mong lắm Đồng Tâm xứng danh với cái tên gọi, danh xưng đã có của mình.
TRƯỜNG
GIANG