TÂM BÌNH
Quốc tịch Mỹ có
lẽ là niềm mơ ước của rất nhiều người trên thế giới, đặc biệt của các nhà dân
chủ rởm, của bọn phản động. Thậm chí có rất nhiều người sẵn sàng bỏ ra một khoản
tiền lớn hoặc sử dụng các chiêu trò để lách luật như kí hợp đồng hôn nhân với một
người Mỹ để có được quốc tịch Mỹ. Tại sao lại vậy, vì người ta được quảng cáo là
ở Mỹ có cuộc sống rất sung sướng, rất dân chủ, rất nhân quyền. Thế nhưng tại
sao một thực tế hiện nay là số người từ bỏ quốc tịch Mỹ lại ngày càng gia tăng?
Phải chăng họ không thích sống cuộc sống sung sướng, không thích đất nước đảm bảo
về dân chủ, nhân quyền… Và thực tế là cuộc sống đó chỉ có ở trên phim mà thôi.
Truyền thông Mỹ đưa tin, công ty Bambridge Accountants, trụ sở ở
New York, ngày 9/8 đã công bố một báo cáo cho thấy trong 6 tháng đầu năm 2020,
có 5.800 người Mỹ đã từ bỏ quốc tịch. Theo Bambridge Accountants, đây là mức
tăng kỷ lục. Tổng cộng trong năm 2019, có 2.072 người bỏ quốc tịch Mỹ.
Công ty trên cho biết họ
thống kê các con số dựa vào dữ liệu công khai do chính phủ Mỹ công bố 3
tháng/lần về danh sách những người bỏ quốc tịch.
Nguyên nhân nào
cho làn sóng rời bỏ quốc tịch Mỹ ngày càng gia tăng. Có thể dễ dàng nhận thấy có
3 nguyên nhân cơ bản dẫn đến làn sóng từ bỏ quốc tịch Mỹ đang diễn ra hiện nay.
Thứ nhất, trước
đại dịch Covid 19 đang bùng phát lan tràn mạnh nhất ở Mỹ thì cách thức ứng phó
với dịch bệnh của chính quyền Mỹ đang bị các chuyên gia y tế, người dân Mỹ lên án
rất nhiều. Chính quyền Mỹ muốn mở cửa nền kinh tế, nối lại các hoạt động sản xuất
kinh doanh và coi phục hồi kinh tế là chủ chốt chứ không phải là phòng chống dịch
bệnh. Tính mạng, sức khỏe của người dân Mỹ chỉ là thứ yếu, và không phải là mối
quan tâm hàng đầu của các chính trị gia, của chính quyền Mỹ. Bên cạnh đó khi đại
dịch bùng phát thì càng bộc lộ rõ sự phân hóa giàu nghèo một cách rõ nét tại Mỹ.
Chỉ những người có tiền mới được ưu tiên khám chữa bệnh, điều trị khi bị nhiễm
covid 19, còn những người dân nghèo thì không được quan tâm.
Thứ hai, công dân Mỹ sinh sống ở nước ngoài vẫn bị
yêu cầu kê khai thuế hàng năm, báo cáo các tài ngoản ngân hàng nước ngoài, các
khoản đầu tư và lương hưu. Dù các công dân này vẫn có thể nhận tiền hỗ trợ
1.200 USD và 500 USD cho mỗi người con, nhưng nhiều người vẫn cho rằng các khoản
thuế thường niên họ phải đóng là quá nhiều. Các chính sách phúc lợi xã hội
đa số chỉ là phục vụ cho tầng lớp người giàu, người nắm quyền.
Thứ ba, đó là tình trạng phân biệt chủng tộc diễn ra ngày càng
trầm trọng ở Mỹ, các cuộc xung đột, bạo động diễn ra thường xuyên do các hành
vi giết người da màu một cách trắng trợn, công khai. Tình trạng bạo lực diễn ra
ở khắp nơi với việc bắn giết lẫn nhau không được kiểm soát khiến cho cuộc sống
người dân bị đe dọa nghiêm trọng.
Những người
Mỹ muốn từ bỏ quốc tịch phải trả 2.350 USD và trình diện tại đại sứ quán Mỹ ở
nước sở tại nếu họ không ở Mỹ.
Mặc dù nhiều nguy cơ đi kèm với
quyết định từ bỏ quốc tịch Mỹ nhưng xu hướng này sẽ tiếp tục gia tăng.