Như
đã đưa tin, ngày 7-10, Cơ quan an ninh điều tra Công an TP Hà Nội đã chủ trì phối
hợp một số đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an và Công an TP.HCM thi hành lệnh bắt
tạm giam, khám xét khẩn cấp bị can Phạm Thị Đoan Trang (tức Phạm Đoan Trang, 42
tuổi, trú quận Đống Đa, Hà Nội) về tội "tuyên truyền chống Nhà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".
Mặc
dù đây là một hoạt động có tính bình thường trong phòng, chống tội phạm, được
dư luận ủng hộ cao, song dưới danh nghĩa bảo vệ, đấu tranh cho “dân chủ’, “nhân
quyền” và lên tiếng để can thiệp, ngăn chặn tình trạng chà đạp lên quyền con
người. Chỉ một thời gian ngắn sau khi thông tin được đăng tải, dư luận đã chứng
kiến một cuộc lên đồng tập thể với sự đa dạng của thành phần tham gia, từ trong
nước cho đến bên ngoài theo chiều hướng bảo vệ Đoan Trang, công kích giới thực
thi pháp luật tại Việt Nam một cách bất chấp.
Điểm
mặt chủ nhân của các hoạt động này, đầu tiên phải kể đến Tổ chức Theo dõi Nhân
quyền quốc tế (Human Rights Watch - HRW), Tổ chức Ân Xá Quốc tế (Amnesty
International - AI). Đây là hai tổ chức tiên phong, đầu tiên lên tiếng sau khi
Đoan Trang bị bắt. Và như thường lệ, khoác trên mình cái vỏ bọc “nhân quyền” và
tự cho mình cái thế được “ăn trên ngồi trốc”, phán xét người khác, HRW và AI đã
liên tiếp ra các thông cáo với nội dung có tính trái chiều, chống phá.
Chân dung Phạm Thị Đoan
Trang (Nguồn: FB)
Theo
đó, trong bản Tuyên bố mới đây, Phó giám đốc khu vực châu Á Phil Robertson của HRW
đã lên án vụ bắt giữ và yêu cầu trả tự do ngay lập tức cho người vừa bị bắt: “Phản
ứng như thiêu đốt của Việt Nam đối với bất đồng chính kiến được trưng bày cho
tất cả mọi người xem với vụ bắt giữ blogger và tác giả nổi tiếng Phạm Đoan
Trang. Mặc dù phải hứng chịu nhiều năm bị chính quyền quấy rối có hệ thống, bao
gồm cả các cuộc tấn công nặng nề, bà vẫn trung thành với các nguyên tắc vận động
hòa bình cho nhân quyền và dân chủ.
Cách
tiếp cận sâu sắc của bà đối với cải cách và yêu cầu người dân tham gia thực sự
vào hoạt động quản trị của họ, là những thông điệp mà Chính phủ Việt Nam nên lắng
nghe và tôn trọng, không kìm nén”.
Đồng
thời cho rằng “việc Việt Nam bắt giữ Phạm Đoan Trang. Mỗi ngày cô ấy sống sau
song sắt là một sự bất công nghiêm trọng, vi phạm các cam kết quốc tế về nhân
quyền của Việt Nam và gây ô nhục cho chính phủ. Các chính phủ trên khắp thế giới
và Liên Hợp Quốc phải ưu tiên trường hợp của cô ấy, thay mặt cô ấy nói to và nhất
quán, đồng thời yêu cầu trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho cô ấy".
Tổ
chức Ân Xá Quốc Tế (AI), trong một tuyên bố phát đi cùng thời điểm, có tựa đề
"Việt Nam: Nhà vô địch nhân quyền bị bắt, có nguy cơ bị tra tấn nghiêm trọng",
tổ chức này gọi đây là một hành động đáng 'chê trách' của chính quyền và kêu gọi
thả tự do vô điều kiện cho nhà báo, nhà hoạt động: "Việc Phạm Đoan Trang bị
bắt là một hành động đáng chê trách. Bà là một nhân vật hàng đầu trong cuộc đấu
tranh cho nhân quyền ở Việt Nam. Bà đã truyền cảm hứng cho vô số nhà hoạt động
trẻ lên tiếng vì một Việt Nam công bằng, hòa nhập và tự do hơn”.
Cùng
giọng điệu với HRW, AI, Ủy Ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) vào ngày 7/10 cũng đã bất chấp
luật pháp quốc tế bằng việc phát đi kêu gọi cơ quan chức năng Việt Nam phải “trả
tự do ngay lập tức và vô điều kiện” cho Phạm Đoan Trang; đồng thời kêu gọi phía
Việt Nam hủy những cáo buộc đưa ra đối với cựu nhà báo này!
Ngoài
các tổ chức hoạt động dưới danh nghĩa bảo vệ nhân quyền, đám báo giới quốc tế
cũng tích cực tham gia. Hãng tin Anh Reuters trong một bản tin ngày mới đây
cũng cho hay "Việt Nam bắt giữ nhà hoạt động vài giờ sau cuộc họp nhân quyền
với Mỹ", bản tin viết: "Các nguồn tin và các nhóm nhân quyền quốc tế
cho biết Việt Nam đã bắt giữ một blogger và một nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng
vì "các hoạt động chống nhà nước" vài giờ sau khi chính phủ nước này
tổ chức các cuộc đàm phán thường niên về nhân quyền với Hoa Kỳ…”.
Và
sẽ là thiếu sót nếu bỏ quên đi sự lên tiếng của tổ chức khủng bố “Việt Tân”. Từ
thời điểm Phạm Đoan Trang bị bắt, trên trang Fanpage của mình và những tổ chức
ngoại vi, Việt Tân liên tục có các tin, bài được viết, đăng tải theo chiều hướng
bảo vệ Đoan Trang, công kích giới thực thi pháp luật tại Việt Nam.
Đáng
nói hơn, để tạo sức nặng và "lan toả" những điều được nói tới, tổ chức
khủng bố này đã dẫn về những tiếng nói của chính giới các nước (trong đó có Mỹ)
và các tổ chức như Phóng viên không biên giới (RSF) xung quanh yêu sách yêu cầu
trả tự do cho Trang.
Đám
“dân chủ” trong nước với những cái tên quen thuộc như Trương Huy San, Lê Nguyễn
Hương Trà, Nguyễn Lân Thắng, Bùi Thị
Minh Hằng, Nguyễn Xuân Diện… cũng ra sức tâng bốc, đánh bóng tên tuổi cho Phạm
Đoan Trang, qua đó trắng trợn, xuyên tạc, bóp méo vụ việc.
Có
thể nói, thực sự cuộc “lên đồng” tập thể của những HRW, AI, CPJ, Hãng tin Anh
Reuters hay “Việt Tân”… đã làm cho vụ việc thực sự lan toả, thu hút sự chú ý đặc
biệt của dư luận trong, ngoài nước. Tuy nhiên, theo dõi vụ việc và đặt trong
tương quan của những vụ việc tương tự trước đây, chúng ta sẽ hay rằng, đó là những
hành vi có tính tất yếu và không thể khác được. Chúng lên tiếng đơn giản đó là
sự thúc bách của chính bản thân chúng, vì đó là chủ thể mà với bản chất hoạt động
của mình, chúng phải đứng ra để bảo vệ, che chở, ủng hộ dù biết rằng, hành vi
đó sẽ đơn phương vi phạm một nguyên tắc có tính bất bi, bất dịch đã được quy định
tại Khoản 7, Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc: “Không can thiệp vào công việc nội
bộ của các quốc gia khác”.
Thậm
chí, chúng cần những sự việc thế này để lên tiếng, chứ chưa hẳn đang mưu cầu một
điều gì tốt đẹp cho chính Đoan Trang và những hệ giá trị mĩ miều mà chúng đang
khoác lên mình. Việc các tổ chức, cá nhân đua nhau lên tiếng sau sự việc mà
không quan tâm vấn đề đó đã được ai đó đề cập chưa… cho thấy rõ hơn hiện trạng
đang diễn ra.
Xung
quanh những nội dung lên tiếng được đề cập, nhắc lại ở trên, điểm chung, xuyên
suốt rất dễ dàng nhận ra là dường như chúng đang cố tình lờ đi những hành vi dẫn
đến việc cơ quan công an tiến hành bắt giữ, điều tra và xử lý trước pháp luật đối
với Phạm Đoan Trang để bảo vệ ả và công kích, lên án nhà nước.
Từng
là một nhà báo có triển vọng, thậm chí được đánh giá là có tài, song với những
sai phạm có tính hệ thống, liên tục, vi phạm quy tắc, chuẩn mực nghề nghiệp nên
dù công tác ở khá nhiều cơ quan báo chí nhưng đều lần lượt bị sa thải với các
lí do tương tự. Và lẽ ra, sau những cú vấp ngã và các sai phạm được chỉ rõ, vạch
trần, Ả phải rút cho mình những bài học để rồi đứng lên từ chính những đoạn sa
lầy.
Thế
nhưng, cái bản ngã quá lớn của bản thân và những xu hướng tiêu cực khiến ả nảy sinh
bất mãn và trượt dài với các hành vi chống phá nhà nước dưới vỏ bọc “xã hội dân
sự”, chiêu bài “tự do”, “dân chủ”, “nhân quyền”.
Hoạt
động chống phá và được giới chức ngoại giao, chính giới các nước, đặc biệt là
các tổ chức chống phá bên ngoài “vinh danh”, “hà hơi”, tiếp sức và dành cho những
lời hứa hẹn có cánh dạng sẽ can thiệp, bảo hộ nếu bị bắt, xử lý. Ả từ chỗ hoạt
động kín đáo, che dấu hành vi phạm tội, đã tiến đến công khai, cực đoan và phớt
lờ khuyến cáo của các cơ quan thực thi pháp luật. Đặc biệt, hành vi của ả đã đe
doạ nghiêm trọng tới sự vững mạnh, ổn định và được đánh giá là nguy hiểm cho xã
hội.
Từ
một kẻ chống phá vì bất mãn quyền lợi cá nhân, được sự tiếp sức, ủng hộ và hậu
thuẫn của tổ chức khủng bố Việt Tân, VOICE… Trang nổi lên như một “ngọn cờ” chống
đối trong nước; là “cánh tay nối dài” để các tổ chức chống phá lưu vong này thực
hiện các hành vi gây bất ổn trong nước thông qua các trang như “Luật khoa tạp
chí”…
Núp
dưới danh nghĩa người cầm bút, Trang đã trực tiếp múa phím sản xuất, tán phát
hàng trăm bài viết có nội dung chống nhà nước lên mạng xã hội và chính Trang
cũng là tác giả nhiều ấn phẩm trái phép của NXB Tự Do với nội dung phản động,
công khai chống Đảng, nhà nước, phản ánh sai lệch tình hình chính trị, xã hội
Việt Nam và kích động chống đối trong nước. Có thể kể đến như “Chính trị bình
dân”, “Phản kháng phi bạo lực”, “Cẩm nang nuôi tù”…
Từ
những vấn đề chỉ ra, có thể thấy, việc Phạm Đoan Trang bị bắt đã tuân thủ đầy đủ
các quy định pháp luật tại Việt Nam, đơn thuần là hoạt động phòng, chống tội phạm,
bảo vệ sự ổn định của đời sống xã hội – một nhân tố được đánh giá quan trọng
hàng đầu góp phần để nhà nước Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội quan
tâm, chăm lo, bảo vệ và thực thi quyền con người (nhân quyền). Song với nhãn
quan của những kẻ chống phá, có quan điểm thù địch và nhất là can thiệp công
khai, thô bạo vào công việc nội bộ, hệ thống luật pháp của Việt Nam, HRW, AI, CPJ,
Hãng tin Anh Reuters hay “Việt Tân”…thực sự đang làm cho dư luận tiến bộ phải
quan ngại và đặt ra những dấu hỏi lớn và không dễ gì trả lời được.
Và
tin chắc rằng, xuất phát từ tinh thần thượng tôn pháp luật và xác định tâm thế
để ứng xử trước những sự lên tiếng kiểu này, Nhà nước, giới thực thi pháp luật
tại Việt Nam sẽ có thừa kinh nghiệm, bản lĩnh để ứng xử, vững vàng trước những
quyết định đã qua của mình. Sự lung lay hoặc phải thoả hiệp như dự báo của một
số tổ chức, cá nhân chỉ là vấn đề ảo tưởng và nhất thời.
PHƯƠNG NAM