Ảnh: chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Trung Cấp - trưởng khoaTrưởng Khoa Cấp cứu Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương (nguồn Internet) |
Trong cuộc họp báo rạng sáng 31-1 (theo giờ Việt Nam) tại Thụy Sĩ, WHO đã tuyên bố sự bùng phát chủng virus corona mới (2019-nCoV) từ Trung Quốc là "tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu" với 9.692 ca nhiễm bệnh và 213 ca tử vong ở Trung Quốc. Cho đến nay đã có hơn 21 quốc gia và vùng lãnh thổ xác nhận các ca nhiễm 2019-nCoV. Virus 2019-nCoV, khởi phát từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc), cùng họ hàng loại virus gây ra Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) hay Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS).
Là một nước có chung đường biên giới với Trung Quốc, những ngày vừa qua cộng đồng mạng Việt Nam cả trong và ngoài nước đang rất quan tâm đến những thông tin liên quan đến dịch viêm phổi cấp do chủng Virus Corona mới này. Tuy nhiên, bên cạnh những thông tin chính thống được cung cấp, nhiều người, nhiều trang web đã đăng tải những thông tin xuyên tạc vì những mục đích ý đồ khác nhau. Qua khảo sát thông tin có thể thấy lý do của hành vi trên cũng khá đa dạng như:
Do thiếu hiểu biết. Phần nhiều người đưa tin về dịch này trên mạng cũng không tìm hiểu rõ nguồn gốc thông tin. Số này với tâm lý lo ngại về dịch bệnh bùng phát nên chia sẻ thông tin với những người thân quen để chủ động phòng bệnh và vô hình chung đã gây những hiểu lầm không cần thiết gây hoang mang trong dư luận.
Để “câu like, câu view” hoặc bán hàng online, điển hình như trường Công an TP Thanh Hóa và Phòng An ninh chính trị nội bộ Công an tỉnh Thanh Hóa xác định, ngày 31-1, Hà Thị Việt Trinh (26 tuổi, trú tại phường Nam Ngạn, TP Thanh Hóa, làm nghề bán hàng online) đăng tải lên facebook cá nhân với nội dung: "Đêm nay nhà nước mình phun thuốc ngừa dịch cúm Corona trên bầu trời toàn quốc nên mọi người hãy chia sẻ cho nhau. Không nên ra đường trong cung giờ từ 4 - 7h30 sáng mai 1-2-2020 nếu có việc phải ra đường thì nên đeo khẩu trang". Sau khi đăng tải thông tin trên đã thu hút nhiều người quan tâm, chia sẻ. Làm việc với cơ quan công an, Hà Thị Việt Trinh thừa nhận hành vi đăng tải thông tin sai sự thật của mình trên trang facebook cá nhân, nhằm thu hút sự quan tâm để bán hàng online.
Đăng tin xuyên tạc để kiếm lợi bất chính từ những mặt hàng như khẩu trang, nước rửa tay khô và thực phẩm tăng cường sức đề kháng. Nắm bắt được tâm lý người dân trước những thông tin về dịch bệnh, nhiều đối tượng đã cố tình xuyên tạc thông tin và bán những mặt hàng y tế này với giá trên trời.
Đăng tin xuyên tạc vì mục đích gây hoang mang dư luận, gây bất ổn tình hình đất nước. Số đăng thông tin xuyên tạc vì mục đích này chủ yếu là số phản động trong và ngoài nước. Vẫn những chiêu trò nói xấu Nhà nước Việt Nam trong việc kiểm soát dịch bệnh để kích động các hành vi chống đối. Trong khi phát ngôn viên của WHO, ông Christian Lindmeier nói với các nhà báo tại Geveva (Thụy Sĩ) rằng nếu các nước chính thức đóng cửa biên giới, "các bạn có thể mất dấu và không thể giám sát động thái của mọi người nữa", điều này có nghĩa là đóng cửa biên giới không có hiệu quả trong việc ngăn chặn sự lây lan của chủng virus corona mới từ Trung Quốc, thậm chí có thể khiến dịch bệnh này lây lan nhanh hơn hoặc mất kiểm soát thì hàng loạt các trang web phản động lại “chỉ đạo” cho chính phủ Việt Nam phải đóng cửa biên giới với Trung Quốc như Mông Cổ, Triều Tiên, Nga, Kyrgyzstan và Kazakhstan,… Không biết khi đăng tin này những “người dân” này có nghĩ đến cảm giác của những người nông dân cả năm vất vả nhưng không bán được sản phẩm của mình vì cấm biên…
Ảnh: Một trang web phản động đưa thông tin sai lệch (nguồn Internet |
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp - trưởng khoaTrưởng Khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương chia sẻ:
Có lẽ trên thế giới hiếm có quốc gia nào như nước ta tình trạng FAKE NEWS (tin giả, tin nhảm) và thông tin lộn xộn trên các MXH nó lại trầm trọng đến như vậy. Nó là những thông tin gây rối. Và vì thế nó làm cho xã hội bị nhiễu loạn, tạo ra những lo lắng không cần thiết hoặc chủ quan không cần thiết hoặc chạy theo những xu hướng cực đoan kỳ dị. Thậm chí còn xuất hiện cả lời kêu gọi kinh khủng: uống nước tiểu để phòng và chữa virus Corona thì không còn gì để nói… Những thông tin sai nghiêm trọng như vậy chỉ dẫn đến quá nhiều sự rối loạn.
Nói tóm lại, dù vì mục đích nào đi chăng nữa thì việc đưa thông tin sai lệch lên trên mạng là vô nhân đạo và hoàn toàn sai trái. Cộng đồng mạng hãy tỉnh táo đừng để những thông tin sai lệch gây hoang mang, lo sợ đồng thời nên tẩy chay những trang web hoặc người đăng tin sai sự thật và kịp thời báo cáo cho các cơ quan chức năng để xử lý. Cộng đồng cùng chung tay để phòng chống dịch bệnh và giữ trong sạch môi trường mạng.
Thiên Bình