Giữa bộn bề đại dịch
Covid19, lẽ ra với tư cách là cơ quan truyền thông, những cơ quan như RFA, hay
VOA… nên quan tâm nhiều hơn đối với công tác phòng dịch, phối hợp với cơ quan y
tế, giới chức các quốc gia có dịch tuyên truyền, nâng cao ý thức phòng dịch…
nhưng có vẻ như muôn thuở thì sự quan tâm của những nhà đài này là chuyện chống
phá chế độ.
Bài trên RFA (Nguồn: RFA)
Thế nên mới có chuyện,
ngay trong đỉnh dịch Covid19, RFA vẫn có bài “Tổng bí thư kiêm Chủ tịch Nguyễn
Phú Trọng ở đâu trong đại dịch COVID-19?”… Một câu hỏi mà chỉ cần đọc cái tít
thôi cũng đủ hiểu ẩn ý của nhà đài này và cả chính người viết… Đủ hiểu rằng, đó
thực sự là trò chọc ngoáy của những kẻ chống đối nhắm vào người đứng đầu Đảng Cộng
sản VN và nhà nước với luận điệu cho rằng, cá nhân đó hoặc đang bàng quang trước
thế sự của đất nước; hoặc vì chuyện này chuyện kia nên không thể quan tâm được…
bất chấp thực tế, cơ quan chỉ đạo cao nhất trong công tác phòng dịch tại VN là
Chính phủ, cá nhân người đứng đầu cơ quan này!
Với dụng ý như thế nên thật
dễ hiểu, nhà đài này đã điểm lại điểm lại những hoạt động thời gian gần đây của
cá nhân ông Trọng, cụ thể nhà đài này viết: “Sau gần 2 tháng kể từ ngày Việt Nam phát hiện ca nhiễm bệnh do virus COVID-19,
Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vẫn “mất tăm”, chưa có bất kì
phát biểu hay chỉ đạo nào về đại dịch này.
Lần
gần nhất ông Nguyễn Phú Trọng xuất hiện trên truyền thông là vào sáng 27/2, khi
ông tiếp đại sứ các nước: Vương quốc Campuchia, Thụy Sĩ, Cộng hòa Bolivariana
Venezuela, Cộng hòa Hy Lạp, Cộng hòa Paraguay, Đại Công quốc, Cộng hòa
Paraguay, Vương quốc Hashemite Jordan đến trình Quốc thư.
Trong
khi đó, Điều 86 Hiến pháp Việt Nam quy định “Chủ tịch nước là người đứng đầu
Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối
ngoại.”
Và cũng chính bởi cái tâm
thế chống đối lòi đuôi đó nên, bài viết của nhà đài này đã công khai dẫn phát
biểu của một trong số những nhân vật chống phá đang được giới chức Việt Nam
quan tâm mặc dù cái tên Nguyễn Lân Thắng đã được bao bọc và nguỵ trang dưới
danh xưng “nhà hoạt động chính trị xã hội ở Hà Nội” mặc dù ai cũng biết, từ cái
lưỡi của Nguyễn Lân Thắng hễ phun ra thì đó ắt là những điều không tốt đẹp hay
dễ nghe gì đó: “Tôi có thấy thông tin là
ông Nguyễn Phú Trọng đã rất lâu rồi không thấy xuất hiện trên truyền thông cũng
như các hoạt động của nhà nước, đây là việc mà tôi cũng rất là thắc mắc. Với
cương vị vừa là Tổng bí thư đảng Cộng Sản, vừa là Chủ tịch nước thì đáng lý ra
khi có các tình hình nguy cấp của đất nước như vấn đề dịch bệnh này thì những
người đứng đầu Đảng phải có tiếng nói và có các hoạt động”.
Và với miệng lưỡi của những
kẻ bất đồng với nhà nước, cái cách RFA dẫn, lấy phát biểu của Nguyễn Lân Thắng
về để minh hoạ cho bài viết không khác gì “con hát mẹ khen hay”… Nhưng khá khen
cho cái màn vụng chèo khéo chống của tên nghịch tử dòng họ Nguyễn Lân này, gã
không thể hiểu nổi tại sao TBT, CTN Nguyễn Phú Trọng lại không xuất hiện (chứ
không hẳn là không lên tiếng) lúc này.
Như lí do đã nói ở trên,
việc điều hành, chỉ đạo chống dịch đã được Chính phủ, cơ quan hành pháp đảm nhiệm
và trên thực tế từ đầu mùa dịch cơ quan này đã thành lập hẳn một Ban chỉ đạo với
nhiều tiểu ban đi kèm, đích thân do một Phó thủ tướng, cũng là người đứng đầu Bộ
Y tế đứng đầu, làm trưởng ban Chỉ đạo. Các hoạt động phòng, chống dịch đã được
thực hiện một cách đồng bộ, triệt để nhất có thể… Và với trọng trách và vai trò
như thế nên thật dễ hiểu khi chính Chính phủ, Ban chỉ đạo này mới là người đứng
ra phát ngôn, phát biểu về diễn biến phòng, chống dịch chứ không phải là Trung
ương Đảng cộng sản hay nhà nước Việt Nam…
Một vấn đề khác, đó là nếu
có chỉ đạo, động thái gì đó thì thông qua Văn phòng TƯ Đảng, Văn phòng CTN, TBT
– CTN Nguyễn Phú Trọng sẽ có chỉ đạo bằng văn bản, không nhất thiết phải lên tiếng
đăng đàn… Phong cách làm việc của ông Trọng cũng không cho phép ông rườm rà,
đánh bóng hình ảnh kiểu đó…
Đó là chưa nói, ở thời điểm
hiện tại với ngổn ngang công việc chuẩn bị cho Đại hội Đảng cộng sản lần thứ
XIII, trong đó đặc biệt là công tác nhân sự, văn kiện nên cá nhân người đứng đầu
như ông Nguyễn Phú Trọng có vô số những việc để làm, để bàn. Cho nên sự vắng mặt
hoặc không xuất hiện của cá nhân ông Trọng hoàn toàn là chuyện dễ hiểu. Chỉ có
những kẻ khuyết tật về nhân cách như Nguyễn Lân Thắng mới nghĩ được những điều
khó hiểu, phi lí như trên.
TRƯỜNG
GIANG