Vừa qua vào ngày 25/9, 64 dân biểu Quốc hội Châu Âu đã ký một bức thỉnh nguyện thư chung gửi lên Valdis Dombrovskis, Cao ủy Thương mại EU và ông Josep Borrell Fontelles, Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) phụ trách an ninh và chính sách đối ngoại và là Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), đề nghị EU có những biện pháp gây sức ép lên Việt Nam về vấn đề nhân quyền. Bức thư với nội dung xuyên tạc tình hình nhân quyền ở Việt Nam đưa ra đánh giá sai lệch “tình hình vi phạm nhân quyền ở Việt Nam vẫn gia tăng trong năm 2020, ngay trước khi diễn ra Đại hội Đảng 13 vào tháng 1 năm 2021”. Phải chăng đây là những nhà nhân quyền “thế giới” hay chỉ là đám con buôn???
Từ nội dung của bức thỉnh nguyện thư có thể thấy, các dân biểu Quốc hội Châu Âu có sự tính toán rõ ràng khi đầu tiên ra sức chê bai tình hình dân chủ nhân quyền của Việt Nam và ngay sau đó kêu gọi EU sử dụng các công cụ được quy định trong Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam để gây sức ép với Việt Nam. Là thành viên của Nghị viện Châu âu, không lý nào họ không biết hiệp định thương mại Việt Nam EU mang đến lợi ích không chỉ cho Việt Nam mà EU cũng là chủ thể hưởng lợi lớn, bởi vậy nó không thể vì một vài lý do không xác thực hay gay gắt hơn là bịa đặt mà dừng lại. Tuy nhiên, bằng việc đưa thông tin sai lệch, gây sức ép, 64 Nghị sĩ Châu Âu đang buộc Việt Nam lựa chọn hoặc là chấp nhận cái sự bịa đặt kia là thật hoặc là nhường ra một số lợi ích để hợp tác thành công. Chỉ riêng đây thôi ta có thể hình dung một con buôn sành sỏi đang lợi dụng mánh khóe của mình để kiếm lợi tối đa từ đối phương. Vậy đó, kể cả khi không dùng chiêu bài “dân chủ, nhân quyền” thì các con buôn cũng sẽ vẽ ra muôn vàn lý do khác cốt để thu lợi tối đa. Vậy nên có hay không cái gọi là “vấn đề dân chủ, nhân quyền” ở Việt Nam thì vẫn sẽ nhảy ra mấy ông Nghị sĩ như trên thôi. Đây là cái tất yếu.
Vấn đề khác, khi các dân biểu Châu Âu đang chịu nhiều chỉ trích từ dư luận trong nước liên quan đến công tác chống dịch Covid-19, sự suy thoái kinh tế và suy đồi đạo đức xã hội tăng lên… họ phải tìm cách hướng lái dư luận quan tâm sang những vấn đề khác và cái gọi là “vấn đề dân chủ, nhân quyền” ở Việt Nam cũng chỉ là một trong các chiêu trò như thế.
Tóm lại, việc có Nghị sĩ Châu Âu lên án vấn đề dân chủ nhân quyền ở Việt Nam vào thời điểm trước trong và sau hiệp định thương mại Việt Nam – EU là hoàn toàn có thể lý giải. Cả thế giới đêu biết điều đó. Tuy nhiên, đi buôn mà, phải tìm mọi cách để chê bai, dìm giá đối phương thôi!?!
Thiên Bình