SÓNG BIỂN
Câu chuyện về bầu tổng thống Mỹ luôn
là một vấn đề được cả thế giới quan tâm vì Mỹ hiện nay vẫn là cường quốc số 1
thế giới về kinh tế và quân sự. Chính vì vậy việc ai lên nắm quyền điều hành đất
nước Mỹ cũng sẽ tạo ra những tác động rất lớn đến kinh tế, chính trị và cả quân
sự của thế giới. Điều này đã được kiểm chứng qua rất nhiều đời tổng thống Mỹ.
Và một thông tin mà có lẽ thu hút được
sự quan tâm của rất nhiều người đó là chi phí vận động tranh cử của các đời tổng
thống Mỹ. Chưa có bất kì quốc gia nào mà chi phí dành cho tranh cử lại được
quan tâm, tiêu tốn nhiều giấy mực báo chí như là Mỹ. Vì sao vậy? Vì số tiền bỏ
ra để vận động tranh cử ở Mỹ luôn là một con số khổng lồ mà đời tổng thống sau
cần nhiều tiền hơn đời tổng thống trước.
Chúng ta có thể cùng nhìn lại về chi phí tranh cử một
số đời tổng thống Mỹ gần đây để có cái nhìn toàn diện nhất. Năm
1992, tổng số tiền mà các ứng viên Tổng thống Mỹ năm đó là Bill
Clinton, George HW Bush và Ross Perot đã chi cho chiến dịch tranh cử
của mình lên tới 195,6 triệu USD (tương đương 360 triệu USD đã tính lạm phát).
Tới cuộc bầu cử Tổng thống năm 2000, ông George W, Bush đã dành tới 200 triệu
USD để đua vào Nhà Trắng. Đối thủ của ông Bush khi ấy là ông Al Gore cũng mạnh
tay chi số tiền tương đương và đã để đua sát nút ở bang Florida. Tiếp đến, vào năm 2004,
ông Bush đã bỏ ra khoản tiền lớn chưa từng có để tranh cử trị giá 345 triệu
USD. Con số này tiếp tục tăng lên vào năm 2008, ông Barrack Obama đã mạnh tay
bỏ ra số tiền lớn gấp đôi ông Bush để giành vị trí ông chủ Nhà Trắng với 730
triệu USD. Trong khi đó, đối thủ đảng Cộng hòa của ông Obama là John McCain chỉ
dành 330 triệu USD để tranh cử.
Năm 2012, ông Obama
tiếp tục bỏ ra khoản tiền tương đương 722,4 triệu USD để tái đắc cử thêm một
nhiệm kỳ Tổng thống nữa.
Năm 2016 khi bà Hillary Clinton thua sát nút trước đối thủ
đảng Cộng hòa Donald Trump dù đã bỏ ra 768 triệu USD, khoản tiền gần gấp
đôi so với 450 triệu USD của ông Trump. Hồ sơ của Ủy ban Bầu cử Liên bang cho
biết, ông Trump đã chi 66 triệu USD tiền túi để tranh cử, còn bà Hillary
Clinton cũng phải bỏ thêm 1,6 triệu USD tiền riêng cho chiến dịch của mình.
Và đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020, Tổ
chức nghiên cứu Center for Responsive Politics (CRP-Mỹ) dự báo kỳ bầu cử Mỹ năm
nay có thể mất chi phí gần 14 tỉ USD, trở thành kỳ bầu cử đắt đỏ nhất trong
lịch sử nước này.
Điều đáng nói là các ứng viên tổng thống Mỹ chỉ bỏ một khoản
rất nhỏ từ túi riêng của mình vào quá trình vận động tranh cử. Vậy số tiền còn
lại hàng trăm triệu đô thì các ứng viên này lấy ở đâu, ai cho?
Câu trả lời là số tiền khổng lồ mà các ứng viên tổng thống Mỹ
được tài trợ cho là do các tập đoàn, các doanh nghiệp, ngân hàng…đứng đằng sau
hậu thuẫn cho thông qua một tổ chức vận động tranh cử làm bình phong để lách các
quy định pháp luật Mỹ. Nhưng liệu các chủ tập đoàn, cá giám đốc doanh nghiệp có
thừa tiền đến nỗi đi cho không các ứng viên tổng thống Mỹ dùng để đi vận động
tranh cử không. Ở một đất nước tư bản số 1 như Mỹ liệu có chuyện hoang đường đó
xảy ra không. Điều này chắc chắn là không rồi và có lẽ nó chỉ xảy ra trong giấc
mơ mà thôi. Vậy tại sao nhiều tập đoàn, danh nghiệp… lại bỏ ra một số tiền khổng
lồ như vậy chỉ để cho ứng viên tổng thống Mỹ vận động tranh cử? Họ sẽ được lợi điều
gì nếu ứng viên mình đầu tư tiền của giành được ghế tổng thống?
Có lẽ ai cũng hiểu tổng thống Mỹ sẽ phải làm gì để trả “ơn” cho
các tập đoàn, doanh nghiệp… trước đó đã cắn răng bỏ ra hàng trăm triệu đô để tổng
thống đắc cử. Vậy những người dân nghèo không góp tiền cho ứng viên tổng thống Mỹ
đi vận động tranh cử liệu có được điều gì hay không. Câu trả lời của bao đời tổng
thống Mỹ là người giàu sẽ càng giàu và người nghèo sẽ càng nghèo.
Vậy đấy, nếu bạn muốn làm tổng thống Mỹ trước hết phải có nhiều
tiền, rất nhiều tiền đã, nếu không thì bạn phải được nhiều tập đoàn, doanh nghiệp
ủng hộ nhiều tiền. Còn nếu không có thì đừng mơ là tổng thống Mỹ.