Cái tin Phạm Thành (chủ
blog Bà Đầm Xoè) bị CQĐT đưa vào bệnh viện Tâm Thần hôm 25/11/2020 được VOA xác
nhận thông qua vợ của Phạm Thành – bà Nguyễn Thị Nghiêm: "Ở dưới trại bảo là (tạm
giam) 4 tháng, xong hết 4 tháng lại gia hạn (tạm giam) 3 tháng thì đến tháng thứ
6 thì họ chuyển anh xuống dưới bệnh viện pháp y tâm thần ở dưới Văn Điển hôm 24
dương.
Đến ngày 25 thì điều
tra viên có báo cho tôi xuống để mua đồ cho ảnh.
Khi tôi xuống để mua đồ
thì người ta cho gửi hoa quả, rồi tiền lưu ký.
Tôi chẳng hiểu thế nào,
chồng tôi thì cũng không phải là một người tâm thần nên khi chuyển tôi xuống đó
tôi rất lo."
Thế nhưng, một thông
tin có phần đặc biệt, thậm chí hết sức độc và lạ này không khiến dư luận, những
người quan tâm lấy làm bất ngờ. Bởi lẽ những lí do sau:
Đầu tiên phải kể đến thời
kỳ chưa bị bắt, theo nhiều người cảm nhận và phát biểu thì trong cách hành xử,
thể hiện thái độ của mình Phạm Thành đã bộc lộ những dấu hiệu bất thường về tâm
sinh lý. Ông ta tự cho mình cái quyền chửi mắng bất cứ ai, kể cả đó là lãnh tụ
đảng và những người có chức trách bất chấp việc nhục mạ, xúc phạm người khác có
thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Chân dung Phạm Thành – Bà Đầm Xoè
(Nguồn: FB)
Chưa hết, trong cách
dùng ngôn từ của ông ta cũng xuất hiện những sự quá trớn và không kiểm soát được
bản thân. Nói về điều này không ít người đã cho biết rằng, đọc những điều được
Phạm Thành viết có cảm giác như ông đang có cho mình một cái thế giới riêng, có
cái gì đó lạ, có gì đó hoang tưởng và thiếu thực tế. Cuốn sách “Nguyễn Phú Trọng:
Thế thiên hành đạo hay Đại nghịch bất đạo" ít nhiều cho thấy sự bất thường,
nói đúng hơn là yếu tố tâm thần trong cá nhân ông ta.
Vấn đề thứ hai được nói
đến là với một kẻ hoang tưởng có hạng và tự cho mình những quyền năng, địa vị
như Phạm Thành thì khi bị sa lưới, trước những tội trạng "Làm, tàng trữ,
tán phát hoặc tuyên truyền thông tin, vật phẩm chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam" theo Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015 được chỉ ra thì
chuyện sốc là hết sức bình thường. Chính điều này đã khiến Phạm Thành, từ một kẻ
chưa bao giờ được xác định có vấn đề về tâm sinh lý thành một kẻ khó lòng chấp
nhận và đối diện với hiện thực đang bủa vây và nảy sinh những vấn đề về mặt tâm
sinh lý.
Và chính trong cái thời
khắc, bối cảnh đặc biệt đó ông ta đã bị hạ gục bởi chính yếu điểm tâm lý của
chính mình. Lẽ vì thế nếu ông ta có “phát tâm thần” sau khi bị bắt, trong quá
trình điều tra cũng là điều hết sức dễ hiểu.
Cũng xin nói thêm, Phạm
Thành không phải trường hợp đầu tiên buộc phải vào bệnh viện tâm thần để chữa
trị bệnh bắt buộc trong thời gian bị bắt, điều tra về một tội danh cụ thể. Trường
hợp Lê Anh Hùng (Hà Nội) là ví dụ cho thấy thực tế này. Và cũng thật trùng hợp
khi giữa Lê Anh Hùng và Phạm Thành có những điểm chung thời kỳ chưa bị bắt. Nếu
như hành vi của Phạm Thành đã được chỉ ra ở trên thì Lê Anh Hùng được nhắc và
biết tới với hành vi tự in, treo băng rôn có nội dung cực kỳ phản động: “Yêu cầu
nhà chức trách khởi tố và bắt giam tên trùm gián điệp Tàu Hoàng Trung Hải cùng
tên Việt gian bán nước Nguyễn Phú Trọng kẻ đã bao che và đồng lõa với y mười mấy
năm qua".
Cùng với hành vi chống
phá có hệ thống, họ đã bị bắt nhưng với chính sách nhân đạo nên cơ quan điều
tra đã tạo điều kiện cho họ đi chữa bệnh với hình thức bắt buộc. Và tất nhiên
sau khi trở về, khỏi bệnh họ sẽ đương nhiên phải đối diện với những tội trạng của
mình!
PHƯƠNG
NAM