Thông tin về hình thức
xét xử cựu Chủ tịch Hà Nội và đồng bọn trong vụ án 'chiếm đoạt tài liệu bí mật
Nhà nước', dự kiến được đưa ra xét xử ngày 11/12/2020 sau 4 tháng kể từ khi ông
Chung bị đình chỉ công tác (11/08/2020), đình chỉ sinh hoạt Đảng, BBC Việt ngữ
viết: “Cựu Chủ tịch Hà Nội và ba đồng phạm
sắp ra tòa về tội 'chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước'.
Ra
tòa cùng với ông Nguyễn Đức Chung còn có một cán bộ công an và hai người làm việc
gần gũi với ông tại UBND Tp Hà Nội.
Cả
bốn bị can đều bị buộc tội 'chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước'.
Quyết
định của tòa Hà Nội được đưa ra chưa đầy một tuần kể từ khi Tổng bí thư Nguyễn
Phú Trọng chủ trì một phiên họp với nội dung hối thúc điều tra và xét xử sơ thẩm
các vụ án lớn và các vụ được "dư luận và quần chúng quan tâm".
Bài báo của BBC Việt ngữ (Nguồn: FB)
Bài báo của BBC cũng đề cập
khá nhiều các tình tiết trong vụ án được nói đến. Đó đa số là những vấn đề được
báo chí tại Vn đưa tin, BBC Việt ngữ chỉ làm động tác thu thập và viết lại!
Thế nhưng điều khiến cho
không ít người bất ngờ là việc BBC có đoạn viết: “Hiện chưa rõ vì sao có quyết định
"xử kín" vụ án này và dường như đây là vụ chưa có tiền lệ liên quan tới
giới chức cao cấp nhà nước vi phạm như vậy”.
Với nhiều người sẽ không
quá lạ với thủ thuật đưa tin của BBC sẽ hiểu ngay ra vấn đề. Đó là với những vấn
đề được đề cập, để thực hiện ý đồ chống phá của mình, thay vì xổ toẹt vào vấn đề,
công kích một cách trực diện thì BBC tỏ ra khá khách quan và ôn hoà. Họ chủ
trương đề cao sự thật bằng cách dẫn về, nhắc lại những vấn đề đã được xác nhận,
được công khai. Họ cũng nói khá nhiều về những sự thật này, có khi lên đến 80 –
90%. Nhưng rồi, vấn đề nằm ở 10-20% còn lại, bởi ở đó họ (BBC) sẽ thêm hoặc xen
vào đó những đoạn nhận định hoặc dẫn về những ý kiến trái chiều. Cộng thêm sự
khéo léo, dụng công trong sắp đặt thì bất cứ ai cũng nhận ra xu hướng, điều mà
nhà đài này muốn hướng đến!
Họ biết tỏng là hình thức
xét xử đã được quy định rõ nét trong bộ luật Tố tụng hình sự của Việt Nam và có
hình thức xử kín. Nhưng họ cố tình không dẫn về quy định pháp luật, làm quên và
mục đích không ngoài để thêm thắt những nhận định, đánh giá có tính chủ quan
như trên.
Có thể với hành vi, thủ đoạn
bẩn thỉu của mình, BBC đã đạt được ý đồ truyền thông. Song xin nói rằng, một
khi thủ đoạn bị nhận diện và sự thật được nói đến thì đó mãi chỉ là những trò hề,
những màn chống phá không đi đến đâu. Nên chăng, để được công chúng VN chấp nhận
BBC nên chấm dứt những trò bơm điểm, kích bác kiểu này…
PHƯƠNG
NAM