Đó là bức thông điệp mà
xin thưa khá nhiều người đã nói ra sau khi vị linh mục DCCT Việt Nam Nguyễn Ngọc
Nam Phong viết trên fb xung quanh sự kiện 12 năm phiên xử sơ thẩm 8 giáo dân
Thái Hà (8/12/2008 - 8/12/2020).
Ông ta đã viết như sau: “Kỷ niệm
12 năm phiên xử sơ thẩm 8 giáo dân Thái Hà (8/12/2008 - 8/12/2020), còn gọi là
cuộc "cách mạng của những nhành thiên tuế".
Thời
gian đi thật nhanh, điều còn đọng lại, có lẽ chính là sự đoàn kết một lòng của
Giáo hội Miền Bắc, với sự hiện diện và hiệp thông của toàn thể các Đức Giám mục
thuộc HĐGM Việt Nam, đặc biệt là sự hiện diện thường xuyên giữa các con cái
đang đau khổ của Đức Nguyên Tổng Giám mục Hà Nội Giuse Ngô Quang Kiệt, của các
Đức Giám mục thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội.
Bên
cạnh đó là những câu nói, những lời hiệu triệu đã đi vào lịch sử của Đức Tổng
Giuse Ngô Quang Kiệt: "Ai đi tù vì cầu nguyện tôi sẽ đi tù thay"; hay
câu nói khẳng khái của Đức cha Phaolo Maria Cao Đình Thuyên: "Chuyện của
Thái Hà cũng là chuyện của Vinh. Chuyện của Vinh cũng là chuyện của Thái
Hà". Bài học quá khứ ấy thật đáng trân trọng và đáng suy nghĩ trong bối cảnh
xã hội Việt hôm nay".
Bài viết của Lm Nguyễn Ngọc Nam Phong
trên Fb cá nhân (Nguồn: FB)
Đọc những điều ông ta viết,
điều dễ thấy là ông ta nhắc lại một vấn đề vốn dĩ đã an bài không hẳn là để gợi
chuyện hay ôn chuyện mà là để khoét sâu, kích động thêm mối hiềm khích, mâu thuẫn
của quá khứ.
Theo đó, ông ta đã nhắc đến
nhiều những động thái của Giáo hội thời kỳ đó, như phát biểu của TGM Ngô Quang
Kiệt (hiện đang hưu dưỡng tại Dòng Châu Sơn, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình)
hay Giám mục Cao Đình Thuyên (nguyên Giám mục Gp Vinh)… với những ý tứ đầy hằn
học. Và xin thưa rằng, những điều đó đã một thời là nguyên nhân của những biến
cố, những đụng độ không đáng có, để rồi gây nên những hệ lụy đau lòng với những
sự ra đi có phần tức tưởi, không hề ai mong muốn.
Với những gì đã xảy đến
sau biến cố này, và nhìn lại những cố gắng của các đấng chủ chăn kế nhiệm TGM
Ngô Quang Kiệt (Hồng Y Nguyễn Văn Nhơn hay TGM đương nhiệm Vũ Văn Thiên để hàn
gắn những vết thương lòng đã qua giữa chính quyền – Giáo hội, để mối quan hệ
này trở nên tốt đẹp hơn. Lẽ ra những người có vai trò trực tiếp, là tác nhân
gây nên cần có thái độ thận trọng và ứng xử phù hợp mà cách tốt nhất là để
quá khứ ngủ yên. Nhưng rồi, vì sự hằn học
của bản thân và não trạng chống đối có hạng nên dù không còn hiện diện ở Hà Nội,
vị Linh mục bị Tỉnh dòng thuyên chuyển về trụ sở chính ở Tp Hồ Chí Minh vẫn nói
ra những lời lẽ khó nghe, đáng bị lên án ấy.
Thiết nghĩ, với những ai
yêu mến Giáo hội thật lòng, chân chính đều nên tránh xa những góc nhìn, lối
nhìn và cái thái độ như vị Linh mục này. Có như thế giáo hội hôm nay mới thực sự
có cơ hội thăng tiến.
PHƯƠNG
NAM