“Từ Hoa Kỳ, nhà hoạt động Will Nguyễn đăng lên Twitter bức thư bằng tiếng Việt và tiếng Anh của Trang mà ông nói là do bà để lại cho ông, nhờ ông công khai khi bà bị bắt. Trong bức thư đề ngày 27 tháng 5 năm 2019 mở đầu với câu "Nếu tôi có đi tù...", Trang kêu gọi bạn bè giúp hoàn thành các mục đích gồm vận động thông qua luật bầu cử mới, luật tổ chức Quốc hội mới; quảng bá các cuốn sách do bà viết; và tận dụng việc bà bị bỏ tù để đàm phán, gây sức ép với chính quyền, buộc chính quyền thực hiện các yêu cầu của giới tranh đấu. Bà viết: "Nói cách khác tôi không muốn một phong trào kêu gọi chính quyền 'trả tự do cho Trang'. Tôi muốn một phong trào xã hội rộng lớn, thúc đẩy việc 'trả tự do cho Trang và thông qua luật bầu cử mới', 'trả tự do cho Trang và đảm bảo bầu cử tự do, công bằng'." Trang cũng bày tỏ nguyện vọng cộng đồng giúp chăm sóc mẹ bà, "đừng để mẹ tôi nghĩ rằng hai mẹ con đang đơn độc" cùng nguyện vọng được gửi cây đàn guitar vào tù cho bà”.
Đó là một đoạn trong
bài báo “Nhà hoạt động Phạm Đoan Trang bị bắt” của Mỹ Hằng trên BBC News Tiếng
Việt vào thời điểm 7 tháng 10 2020.
Chân dung Phạm Thị Đoan Trang (nguồn:
BBC Việt ngữ)
Theo đó, “di nguyện”mà
Trang gửi lại, nhắn lại cho đám đồng đảng, những người ủng hộ mình là tiếp tục
con đường mà cô đã đi, không ngừng nghỉ và “tranh đấu mạnh mẽ quyết liệt hơn”.
Đặc biệt, cô nhấn mạnh không được, “không muốn một phong trào kêu gọi chính quyền
'trả tự do cho Trang' vì như thế sẽ biến cố thành một món hàng mua bán
về mặt nhân quyền và tù chính trị.
Thế nhưng, theo dõi những
gì đang diễn ra xung quanh cái tên Đoan Trang chúng ta sẽ thấy dường như sự lo
ngại, cái điều Trang không muốn đã xảy đến. Cái tên của Cô, những việc làm của
cô trước đây đang được nhắc nhiều trong các bài viết có tính chất “kêu gọi giới
chức nhà nước trả tự do vô điều kiện” cho cô. Mà ai cũng biết đó là khúc dạo đầu,
là cái cớ khả dĩ và được chính giới các nước, các tổ chức nhân quyền, “tự do vô
chính phủ” hướng đến VN sử dụng, để gây sức ép, can thiệp. Mục tiêu cuối cùng
là những cá nhân được can thiệp sẽ được tạo điều kiện để xuất cảnh, ra sinh sống
tại nước ngoài.
Tất nhiên, để có được sự
nhượng bộ của Chính giới VN, họ - chính giới, các tổ chức đứng ra can thiệp sẽ
phải đáp lại bằng những thiện chí hoặc những động thái tích cực. Đến đây, về mặt
hình thức như Đoan Trang nói mà suy thì những người được can thiệp (có thể Đoan
Trang là cái tên tiếp theo) đã biến thành một món hàng thực sự. Và những kẻ
giàu lòng tự ti, kiêu hãnh và cũng lì lợm như Trang không hề muốn điều đó.
Tiếc rằng, đám đồng đảng,
những kẻ được Trang gửi gắm không có được cái “bản lĩnh” của cô. Chúng chỉ giỏi
ăn theo, chỉ xực khi chính cô và những “nhà hoạt động khac” có chuyện để tha hồ
tung hứng, lên đồng và tán dương, thay vì có những hành động thực tế, thiết thực
hơn.
Thế mới biết, tại sao
dù không có nhiều thực lực và dễ sa lưới (thực tế Trang đã bị sa lưới) nhưng
sau cac vụ Nguyễn Tường Thụy, Phạm Chí Dũng bị xộ khám, Phạm Đoan Trang lại được
giao phó chức vụ “thủ lĩnh” đám dân chủ VN, ít nhất là tại các tỉnh phía Bắc.
Nhưng chính Trang còn không lo được cái thân của mình trước những vòng quay của
pháp luật và đến lượt mình, Trang đang tự biến mình thành món hàng hóa khi trao
gửi niềm tin nhầm chỗ…
Với đà này, dự báo
Trang sẽ sớm được sang trời Tây sinh sống và gặp lại những đồng đảng cũ…
PHƯƠNG
NAM