PHƯƠNG
NAM
Tổ chức Phóng viên
không biên giới (RSF) và Ủy Ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) là hai tổ chức lên tiếng đầu
tiên và cũng là 2 tổ chức duy nhất đến thời điểm hiện tại xung quanh việc Lê
Dũng Vova bị khởi tố, bắt giam phục vụ điều tra.
Điểm chung trong sự lên
tiếng của hai tổ chức này là đều kêu gọi trả tự do Lê Dũng Vova. Song cũng như
hầu hết những “thông cáo báo chí” hay “thư ngỏ” trước đó, RSF và CPJ không nêu
được lí do cho xác đáng, thuyết phục.
Theo đó, vẫn lối nói và
diễn đạt có phần cũ, đại diện của 02 tổ chức hoạt động dưới danh xưng và vỏ bọc
nhân quyền này đã đưa ra những lời kêu gọi như yêu cầu cơ quan chức năng Việt
Nam phải trả tự do ngay cho nhà báo độc lập Lê Văn Dũng; bãi bỏ những cáo buộc đối với ông này và ngưng
sử dụng những luật ‘chống Nhà nước’ để đe dọa báo giới”. Mà bặt nhiên không có
bất cứ dẫn dụ nào cụ thể, hay hớn hơn.
Lí do đám này đưa ra vẫn
chỉ là cho rằng, những người như Lê Dũng Vova đơn thuần đang thực hiện quyền biểu
đạt tự do ngôn luận, không nhằm mục đích chống chế độ, nhà nước. Thậm chí họ
còn cho đó là những tiếng nói phản biện, có sắc thái, mục đích tích cực và
không được quy kết, xem đó như là hành vi của tội phạm. Tuy nhiên, có vẻ như
đây là một sự mâu thuẫn, bất đồng mà cả RSF lẫn CPJ chưa thể đạt được hoặc có
những tiếng nói chung với giới chức nhiều nước, trong đó có Việt Nam.
Thông tin CPJ lên tiếng về Lê Dũng
Vova trên RFA. Nguồn: FB
Nguyên lý không có cái
gì tự do đến độ vô chính phủ được nhiều nước sử dụng trong xây dựng các dự luật,
các tội danh hình sự. Và trên nền tảng này, nhà nước, luật pháp hầu hết các quốc
gia trên thế giới bảo hộ, bảo vệ một cách đầy đủ đối với những quyền tự do cơ bản,
đầy đủ, hiến định. Song, như đã nói, quyền đó luôn đi liền với nghĩa vụ (một nguyên tắc khác) và không có quyền
nào là tuyệt đối, và đó là chưa nói có vô số những kẻ đang lợi dụng điều đó để
thực hiện hành vi phạm tội cũng như trốn tránh các chế tài xử lý từ cơ quan thực
thi pháp luật. Trong đó trường hợp của Lê Dũng Vova là điển hình.
Theo đó, núp bóng dưới những chương trình bình luận các
vấn đề nóng, dư luận xã hội đang quan tâm, Dũng và không ít kẻ khác đã truyền
bá, cổ vũ cho những xu hướng bất tuân nhà nước, chống đối chế độ. Nhiều thông
tin, cứ liệu được đưa ra phần lớn được thêu dệt, xuyên tạc, gây tâm lý hoài
nghi trong đại bộ phận người theo dõi, tiếp cận…Và chỉ cần chừng đó thôi cũng đủ
thấy, Dũng đã vượt qua cái biên độ cho phép, tự huyễn hoặc và biến mình thành một
tên tội phạm đúng nghĩa.
Đến đây, pháp luật với
nguyên tắc bình đẳng, công bằng một lần nữa chi phối, trừng trị những kẻ nào đi
quá lằn ranh cho phép và việc Dũng bị khởi tố, truy nã, bắt với một tội danh cụ
thể là điều dễ hiểu.
Với RSF, CPJ chỉ xin được
nói rằng, mỗi một quốc gia luôn có những quy định, tiêu chí pháp luật không hẳn
đã giống nhau. Vì lẽ đó, nên chăng để được đáp lại bằng những thái độ tích cực,
phù hợp hơn, nên chăng cần có sự tìm hiểu, hiểu đúng và có thái độ tôn trọng vấn
đề nội bộ của từng quốc gia. Chỉ khi nào làm được điều đó thì khi đó, nhà nước
VN mới thực sự xem xét các kiến nghị, yêu cầu của họ một cách nghiêm túc, chuẩn
mực nhất.