PHƯƠNG
NAM
"Cuộc sống vẫn tiếp diễn với cả những mối đe dọa thường nhật chứ không
chỉ có Covid".
Osin Huy Đức đã “kết luận” như thế sau
khi chỉ ra vô số những thực trạng có phần ngột ngạt (theo cách diễn đạt của Huy
Đức) mà người dân thủ đô đang phải chịu đựng trong bối cảnh thực hiện giãn cách
xã hội: “Khi hai hộ trong một chung cư ở Long Biên có người dương tính với
Covid, Ban quản lý (BQL) “cắt” thang máy lên hai tầng, cử người “phục vụ hậu cần”
cho hai hộ có F0 và hàng xóm của họ tới tận cửa. Thông tin được cập nhật. Hàng
trăm hộ ở các tầng khác vẫn có thể xuống sảnh lấy đồ mà shippers mang tới, ai
đi làm vẫn đi làm, ai đi chợ vẫn đi chợ… Khi về nhà thì được khuyến cáo luôn ở
trong nhà, không ra hành lang, không xuống sảnh ngồi chơi hoặc… “tám”.
“Trong
khi, một ngõ ở quận Đống Đa, bị phường rào chắn gần như suốt tháng 8. Có những
“mẹ bỉm sữa” ở trong đó không thể mua bỉm cho con; có hai bệnh nhân ung thư
không thể đi tái khám, lấy thuốc định kỳ; nhiều người có hẹn tiêm vaccine mà
không được ra khỏi ngõ…”.
Bài
viết gây ra nhiều phản ứng từ dư luận của Osin Huy Đức (Nguồn: FB)
Huy Đức hoàn toàn đúng khi nói ra những
điều như trên. Sự khốn khổ của người dân trong bối cảnh hiện nay khó có những
ngôn từ nào có thể diễn tả nỗi. Chính dịch bệnh đang làm cho nhiều số phận, con
người trở nên bế tắc và không có được lối thoát nào thực sự khả dĩ.
Nhưng cần hiểu và cần biết rằng đó là
tình cảnh chung, là điều mà có lẽ chúng ta phải chấp nhận để hiện thực hoá mục
tiêu thắng dịch covid19 trong nay mai.
Và rằng, dù có vai trò trong những chuyện
được nêu nhưng chính quyền, đội ngũ tham gia chống dịch không còn lựa chọn nào
khác nếu không muốn dịch bùng phát dữ dội hơn và sẽ không chỉ có một vài người chết
vì không được chữa bệnh hay bởi những căn bệnh thông thường!
Không riêng gì tại Hà Nội, ở thành phố Hồ
Chí Minh những ngày qua cũng ghi nhận không ít những điều như thế; cũng có
không ít người lên tiếng rằng phải dừng việc giãn cách, tháo bỏ những trạm, chốt,
cho người dân được thoải mái đi lại và chỉ yêu cầu thực hiện 5K nơi công cộng…
Song, đã ai đặt ra dịch sẽ kiểm soát được và dám chịu trách nhiệm khi những sự
cố xảy ra? Trong khi đó, để chống dịch, sớm kiểm soát dịch, chính quyền, đội
ngũ y tế không chỉ làm có chừng đó. Họ đã cố gắng hết sức, từ việc ưu tiên, đẩy
nhanh việc xét nghiệm tại các khu vực có nguy cơ cao; tiêm vắc xin ưu tiên đối
với người có bệnh nền, phụ nữ mang thai, người cao tuổi, người vận chuyển hàng,
người đã tiêm mũi 1 đủ thời gian quy định cần tiêm mũi 2... một cách thần tốc,
nhanh chóng và đặc biệt không quên chăm lo an sinh xã hội…
Đồng ý rằng, tại nơi này, nơi kia vẫn
ghi nhận chuyện thiếu đói, ghi nhận những tình cảnh “kêu trời không thấu, kêu đất
không ai hay” nhưng đó không phải là trạng huống phổ biến; là những khiếm khuyết
trong bối cảnh nguồn lực chống dịch đang hạn chế, thậm chí lâm vào tình trạng
quá tải…
Trở lại với bài viết của Osin Huy Đức.
Là một nhà báo, có kinh nghiệm làm truyền thông nhưng trong bài viết này và những
bài viết trước đây, ông ta dường như quên mất những thế mạnh cũng như trách nhiệm
của mình với xã hội. Ông ta viết, “khoắng” không thiếu thứ gì trong đó và điều
đáng nói là tất cả đã làm người dân bi quan hơn, trong khi yếu tố tinh thần quyết
định rất lớn tới khả năng thắng dịch của chính chúng ta. Mong rằng với trách
nhiệm, lương tâm nghề nghiệp, tình đồng bào, Huy Đức sẽ biết tiết chế ngòi bút
của mình hơn; hướng vào hiện thực nhưng đừng làm cho mọi thứ trở nên bi quan,
tuyệt vọng đến thế.