PHƯƠNG
NAM
Theo thông tin được nhiều cơ quan báo
chí trong nước cho biết, phát biểu tại phiên thảo luận về dự án luật Điện ảnh
(sửa đổi) tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 14/9, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng
và An ninh của Quốc hội, Thiếu tướng Lê Tấn Tới cho rằng, “sau khi VTV chiếu phim “Người phán xử” thì tình hình tội phạm
băng nhóm xã hội đen xảy ra nhiều.
Phát biểu của người đứng đầu Uỷ ban Quốc
phòng An ninh của Quốc hội nhanh chóng trở thành chủ đề sốt rần rần trên nhiều
diễn đàn, mạng xã hội với nhiều ý kiến trái chiều; đội ngũ đạo diễn, diễn viên
tham gia dự án phim cũng nhanh chóng đăng đàn phản đối vì cho rằng, phát biểu
nói trên không phản ánh đúng thực tế đang diễn ra và xúc phạm những người tham
gia bộ phim. Đám kền kền bên ngoài với những hảo thủ là các nhà dân chủ, đám
báo đài nước ngoài cũng nhân cơ hội để đưa ra những bình luận thiếu thiện cảm,
lên án Uỷ ban quốc phòng & an ninh và cá nhân tướng Tới; đám này cũng không
quên đưa vấn đề ra xa hơn với những luận điệu kiểu như giới chức nhà nước đang
ra sức che đậy những mảng tối trong đời sống xã hội hiện nay và hòng duy trì
nó…
Thậm chí có kẻ còn kêu đòi tướng Tới phải
đăng đàn nhận trách nhiệm và xin lỗi những cá nhân, tổ chức mà ông đã “xúc phạm”…
Thiếu
tướng Lê Tấn Tới, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh (nguồn: Fb)
Trước sự việc trên, việc dư luận (cả
tích cực và tiêu cực) có những phản ứng là điều dễ hiểu, ít nhất vì tính liên
quan của bộ phim với câu chuyện được vị tướng Công an, từng đảm nhiệm cương vị
Thứ trưởng Bộ Công an này nói đến. Song soi xét kỹ hơn và bình tâm hơn chúng ta
sẽ thấy, dường như đang có một sự ngộ nhận về mặt ngôn ngữ hoặc chí ít cũng là
việc “nhận vơ”, cố tình hiểu sai những gì mà vị Chủ nhiệm uỷ ban Quốc phòng
& an ninh nói đến. Xin được chỉ ra để những ai quan tâm cùng theo dõi và
suy xét.
Theo đó, như báo giới thông tin, phát biểu
của tướng Lê Tấn Tới không chỉ dừng lại ở đoạn được trích nói trên mà ông còn
nói thêm và giải thích khá cặn kẽ điều mình nói. Cụ thể ông cho rằng “hiện có một số bộ phim có tình tiết cổ súy
cho hành vi vi phạm pháp luật như phạm tội nhưng không bị xử lý, lối sống ích kỷ...
Trong khi đó, một số phim phản ánh quá chân thực, quá chi tiết về sự tự diễn biến,
tự chuyển hóa, vô hình chung làm cho người xem nhận thức sai và bắt chước làm
theo”.
Đối chiếu những gì nói ở trên (đã được
in nghiêm, đậm, gạch chân) với những gì được nói ra (vừa được trích) thì vị tướng
này hoàn toàn không đổ lỗi cho phim
“Người phán xử” là nguyên nhân làm cho tình hình các băng ổ nhóm tội phạm xã hội
đen, tự phán xử xảy ra rất nhiều. Đơn giản, đó chỉ là thời điểm đánh dấu cho những diễn biến xấu đi của tình
hình an ninh, trật tự, nhất là các băng ổ nhóm tội phạm xã hội đen tại Việt Nam
mà dưới cảm quan cá nhân ông (tướng Lê Tấn Tới) nhìn thấy được. Cho nên, với những
người lên tiếng vì cảm thấy bị động chạm, không có mục đích xấu nên bình tâm lại
và đừng nghe theo những luận điệu kích động, chia rẽ mà lên tiếng vội vàng, thiếu
suy nghĩ.
Ở đây cũng cần biết rằng, trên cương vị
người đứng đầu cơ quan đại diện cho Quốc hội theo dõi, dự báo và đề xuất các chủ
trương, quyết sách lớn liên quan công tác quốc phòng, an ninh, việc tăng - giảm,
diễn biến của từng vấn đề, lĩnh vực được minh chứng qua những con số cụ thể. Đó
là một vấn đề có tính nguyên tắc chứ hoàn toàn không được võ đoán hay suy diễn.
Trong trường hợp này, dù chưa trả lời và
cũng chưa khẳng định được câu hỏi: Phim “Người phán xử” có làm cho tình hình tội
phạm băng nhóm xã hội đen xảy ra nhiều hay không nhưng với những mặt trái, những
điều được nhìn nhận ra và đặc biệt là “thời điểm” xuất hiện của phim này (sau khi phim được công chiếu) thì đã đủ
để thấy được tính liên quan của bộ phim với thực trạng xấu đi của tình hình tội
phạm trên phạm vi cả nước. Do đó, việc phủ nhận tính liên can của phim với vấn
đề được chỉ ra là không hoàn toàn đúng và chưa thực sự thấu đáo.
Cũng nói thêm rằng, mặc dù là ý kiến đại
diện cho Uỷ ban Quốc phòng & an ninh tại phiên thảo luận về dự án luật Điện
ảnh (sửa đổi) tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 14/9 nhưng do đây là hoạt động
có tính thảo luận; mọi ý kiến, vấn đề nêu ra dù chính thức hay không chính thức
đều mang ý nghĩa “thảo luận”, “góp ý” của các cơ quan chuyên môn được tham gia.
Quyền quyết định cuối cùng vẫn là Ủy ban Thường vụ Quốc hội (tập thể và bao gồm
nhiều người) nên vì thế đừng quá quan trọng hoá vấn đề mà xem đó là một ý kiến
bên lề và chưa tác động nhiều đến những khách thể được nêu.