PHƯƠNG NAM
Có lẽ đây là lần thứ hai, Linh mục Nguyễn
Văn Toản, Trưởng ban Truyền thông DCCT Thái Hà (Hà Nội) lên tiếng về việc
“chính quyền nên cho các nhà thờ mở cửa trở lại” khi tình hình dịch bệnh có nhiều
chuyển biến tích cực hơn. Tuy nhiên, sự khác biệt là có chăng lần này, Linh mục
Toản không dẫn lại lí do “vì Hà Nội không có nhiều ca bệnh nên chỉ yêu cầu dừng
các thánh lễ, hoạt động đông người nơi có nguy cơ cao” như trước đó.
Mà đem việc Thành phố Hồ Chí Minh đã cho
các nhà thờ mở cửa trở lại để nêu quan điểm: “NHÀ THỜ TẠI HÀ NỘI ĐANG CHỜ MỞ CỬA TRỞ LẠI KHI CÁC NHÀ THỜ TẠI SÀI GÒN
ĐÃ MỞ
Do
đã phong toả quá lâu và trước áp lực về kinh tế, Sài Gòn và một số nơi có dịch
Covid-19 đã gỡ dần phong toả và bắt đầu giai đoạn sống chung với dịch mà cách gọi
là ‘‘bình thường mới’’.
Cùng
với việc mở cửa lại các hàng quán, nơi công động, các sinh hoạt tôn giáo cũng bắt
đầu mở cửa lại. Cụ thể, văn bản của Toà tổng Giám mục Sài Gòn ngày 01.10.2021
có thông báo “Tái khởi động một phần sinh hoạt cộng đoàn” với nội dung: cho
phép các thánh lễ, sinh hoạt với “60 người nếu đã tiêm đủ liều vaccine hoặc đã
khỏi bệnh Covid-19” và các cha có thể cử hành "4 thánh lễ vào ngày Chúa nhật".
Đồng thời cho rằng: “Hà
Nội cũng như Sài Gòn, người dân coi như đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine
Covid-19, trong số đó nhiều người đã được tiêm 2 mũi. Nhưng khác với Sài Gòn,
nơi mỗi ngày vẫn còn có cả ngàn người tiếp tục nhiễm Covid-19, Hà Nội số ca nhiễm
trong ngày chỉ chưa đến con số 10”.
Bài
viết trên fb của Lm Nguyễn Văn Toản, DCCT Thái Hà, Hà Nội (Nguồn: fb)
Ngoài ra, Linh mục này cũng “Từ ngày
28.09.2021, tại Hà Nội, các hoạt động, cơ sở kinh doanh gần như đã được khôi phục
lại bình thường, nhưng các cơ sở tôn giáo vẫn tiếp tục phải đóng cửa” và “không
biết khi nào ‘thành phố mới cho’ các cơ sở tôn giáo được mở lại; khi mà các cơ
sở tôn giáo còn an toàn hơn nhiều cơ sở khác trong việc phòng chống Covid-19 (bạn
có nghĩ hớt tóc, gội đầu, siêu thị, trung tâm thương mại an toàn trong việc chống
dịch hơn nhà thờ?)”.
Xung quanh vấn đề được nói đến, xin được
nói với Linh mục Nguyễn Văn Toản mấy ý thế này:
Thứ
nhất, bản thân mọi sự so sánh, đối chiếu vốn
đã hết sức khập khiễng và có nhiều điều, chi tiết không giống nhau. Hà Nội và Thành
phố Hồ Chí Minh là hai đô thị lớn, hai trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế của
đất nước. Song trước dịch bệnh covid19 vừa qua thì xem chừng giữa hai bên đã có
nhiều điểm khác biệt lớn. Trong đó có thể thấy, Thành phố HCM vừa trải qua một
cơn thập tử nhất sinh và đang từng bước quay trở lại, nhất là sau thời điểm
phong toả và giãn cách xã hội dài. Những sự cởi trói, nới lỏng nếu có cũng
không ngoài mục đích đảm bảo cho công cuộc chống dịch được tốt hơn khi địa
phương này đã công bố chuyển trạng thái chống dịch sang giai đoạn “bình thường
mới”.
Trong khi đó, Hà Nội hiện nay, dù đã nhiều
phen lao đao trước dịch bệnh nhưng đến nay, về cơ bản điều đó đã được kiểm soát
được cơ bản; những vấn đề nảy sinh, ổ dịch mới vẫn đang được Hà Nội tập trung
giải quyết với quyết tâm cao nhất. Và điều cần với Hà Nội lúc này vẫn là đảm bảo
đời sống dân sinh, nhu cầu thiết yếu để phục vụ chống dịch thành công. Do đó,
khi mà sức dân và điều kiện còn cho phép thì mọi sự hi sinh, hạn chế đều có ý
nghĩa to lớn khi nó cần thiết cho công tác phòng chống dịch, trong đó có sinh
hoạt tôn giáo.
Ngoài ra, sẽ là không đúng nếu như Hà Nội
được đem so sánh với Thành phố Hồ Chí Minh mà không đem so sánh với các địa
phương khác. Bởi không chỉ có Hà Nội mà đồng bào các tôn giáo của nhiều địa
phương khác lân cận, phụ cận Hà Nội cũng đang tạm ngưng các thánh lễ cộng đồng vì
đại cục chung.
Thứ hai,
như Linh mục Toản trích dẫn ra văn bản của Toà tổng Giám mục Sài Gòn ngày
01.10.2021 có thông báo “Tái khởi động một phần sinh hoạt cộng đoàn” với nội
dung: cho phép các thánh lễ, sinh hoạt với “60 người nếu đã tiêm đủ liều
vaccine hoặc đã khỏi bệnh Covid-19” và các cha có thể cử hành "4 thánh lễ
vào ngày Chủ nhật".
Bản thân thông báo này đã cho thấy rõ
ràng thực tế: Thành phố Hồ Chí Minh cho nhà thờ mở hoạt động trở lại nhưng lại gắn
với những điều kiện hết sức cụ thể, cần thiết. Nghĩa là mọi thứ vẫn đang ở những
giới hạn nhất định và không hoàn toàn tự do, thoải mái như trước đây. Và tất cả
cũng không ngoài mục đích chống dịch được tốt hơn.
Nói ra điều này để thấy, đừng cảm thấy bị
mất công bằng khi Thành phố Hồ Chí Minh được phép mà Hà Nội lại không bởi khi
phải làm cái điều đó (cho hoạt động có giới hạn) thì bản thân chính quyền và
Toà Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh cũng có những cái khó riêng. Và nên
chăng điều cần làm lúc này là đồng hành và sẻ chia.