Thiên Bình
Ảnh: bài báo độc hại cổ súy cho cái gọi là báo chí độc lập nhà rận (nguồn Internet)
Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, với một thiết bị thông minh có kết nối Internet mọi người có thể dễ dàng tiếp cận được nhiều thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Trong “ma trận” thông tin đó, không thiếu những thông tin xấu, độc hại, chính quyền các nước trên thế giới đều có quy định về những nhóm thông tin bị cấm truyền bá. Một trong những loại thông tin cần bị cấm hiện nay ở các quốc gia đó là fake news, các thông tin xuyên tạc, bịa đặt gây tác động xấu đến cộng đồng mạng. Một trong số những chủ nhân của các tin fake news nhiều nhất ở Việt Nam xuất phát từ những đối tượng, hội nhóm phản động với ý đồ bán nước mưu lợi cá nhân, nhận tiền để công kích nhà nước, chế độ hoặc tống tiền những cá nhân, tổ chức khác. Chính vì mục đích bất hợp pháp cùng những hoạt động vi phạm pháp luật mà thời gian qua một số đối tượng bị bắt và xử lý theo pháp luật. Nhằm thực hiện âm mưu, ý đồ tiếp tục các hành vi công kích nhà nước, chế độ, cá nhân, tổ chức để nhằm mưu lợi cá nhân các đối tượng ra sức cổ súy cho cái gọi là “báo chí độc lập” nhưng thực chất là tạo cơ hội cho những kẻ bịa đặt phát hành báo chí độc hại mà không bị kiểm soát, quản lý.
Thực tế, trong các quy định của pháp luật Việt Nam không hề có hạn chế cho báo chí phát huy hoạt động của mình, người dân được tự do đưa thông tin và chịu trách nhiệm với những thông tin mình cung cấp. Sự phát triển của công nghệ thông tin kéo theo các hình thức báo chí truyền thông ở Việt Nam phát triển một loạt xu hướng mới: đa nền tảng (multi-platform ), báo chí di động (mobile journalism), báo chí xã hội (social journalism) cũng như tin tức xã hội (social news)... và len lỏi sâu hơn vào cuộc sống. Chính những kẻ mạo danh báo chí chuyên xuyên tạc, bịa đặt tiến hành các hoạt động phá hoại mới mong không phải chịu trách nhiệm với những thông tin mình đưa ra. Đặc biệt liên quan đến danh dự, uy tín của một người. Báo chí độc lập chỉ có ích khi các nhà báo chân chính tham gia và không bị các “nhà báo rận”, “nhà báo tự phong”… lợi dụng để mưu lợi cá nhân. Khi các rận chủ không bị truyền thông kiểm duyệt, không phải chịu trách nhiệm trước những gì mình đăng tải thì khi đó các đối tượng sẽ hoạt động không chút e dè. Chẳng hạn nhóm “Báo sạch” đã đăng nhiều tin, bài về các sai phạm của các quan chức tham nhũng cũng như của một số doanh nghiệp ở Việt Nam. Nhờ vào đó, các đối tượng trên nổi lên như những người hùng chống tiêu cực, thu hút được sự quan tâm và ủng hộ của cộng đồng mạng. Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động, bản chất lừa đảo của những đối tượng trên bộc lộ rõ. Khi đã tạo được tiếng vang và ảnh hưởng trên cộng đồng mạng, nhóm lập ra các công ty truyền thông để hợp thức hóa những phản ánh "bẩn" trên mạng xã hội để tống tiền các cá nhân, tổ chức bị chúng nhắm đến. Cho đến thời điểm bị bắt, chúng đã thu lợi bất chính tổng số tiền là 2,83 tỷ đồng. Trong đó, Danh được chia 300 triệu đồng, Thắng 260 triệu đồng, Nhã 245 triệu đồng, Giang 250 triệu đồng, Bảo 410 triệu đồng. Khi bị bắt giam, tài khoản cá nhân của Bảo còn 500 triệu đồng từ hợp đồng truyền thông, chưa kịp chia cho đồng bọn.
Vậy đó, âm mưu kêu gọi “báo chí độc lập” không phụ thuộc vào bất kỳ chủ quản nào nếu xuất phát từ miệng lưỡi của các nhà rận chủ thì nó chỉ có thể nhằm một mục đích duy nhất là hợp pháp hóa cho số đối tượng phản động, cơ hội chính trị. Những nhà báo chân chính sẽ luôn tôn trọng sự thật khách quan, dám nói và dám chịu trách nhiệm. Không phải như những kẻ rận chủ chuyên môn bịa đặt, vu cáo, xuyên tạc mới sợ phải chịu trách nhiệm trước những gì mình phát biểu. Rận chủ mà kêu gọi “Báo chí độc lập” thì chỉ có thể là “báo chí độc hại”.